Đánh giá tính độc lập của Ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Trong nền kinh tế quốc gia, NHTW giữ vai trò trọng yếu trong bộ máy quản lý điều

hành vĩ mô, bởi NHTW nắm trong tay một loạt những công cụ quản lý vĩ mô, đặc biệt là

các công cụ của chính sách tiền tệ. NHTW với thẩm quyền của mình trong việc thiết lập

và thực thi chính sách tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Tính độc lập có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của

NHTW. Trên thế giới tính độc lập của NHTW đã được các nước nghiên cứu rộng rãi và

đưa ra những kết luận quan trọng, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên

cứu chính thống về vấn đề này. Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa

chọn đề tài: “ Đánh giá tính độc lập của NHTW và một số hàm ý chính sách với Việt

Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đi sâu về tính độc lập của NHNN Việt Nam, đo lường và

đánh giá mức độ độc lập của NHNN Việt Nam trong hiện tại và đưa ra những gợi ý chính

sách trong thời gian tới. Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính: Tìm hiểu về

tính độc lập của NHTW; tiến hành đo lường tính độc lập của NHNN Việt Nam; đưa ra

các gợi ý chính sách trong trường hợp của Việt Nam.

Với mục tiêu trên, nhóm sử dụng phương pháp định tính dựa trên lý thuyết của các

nghiên cứu trước đây trên thế giới. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên

cứu tiến hành đánh giá sự độc lập của NHNN Việt Nam, qua đó, đưa ra các gợi ý chính

sách để nâng cao mức độ độc lập của NHNN Việt Nam.

Để làm rõ các nội dung của bài nghiên cứu, nhóm sẽ chia bài làm 4 phần chính:

Chương I: Giới thiệu chung về đề tài.

Chương II: Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW.

Chương III: Đo lường và tính độc lập của NHNN Việt Nam .

Chương IV: Kết quả và một số nhận xét.

Chương V: Kết luận và một số gợi ý chính sách.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG

1. Tổng quan về NHTW.

NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm

soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. Xét cụ thể NHTW có 4 chức

năng chính đó là phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng; ngân hàng của các ngân

hàng; ngân hàng của Chính phủ; quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

Tuy nhiên khi nghiên cứu về NHTW, chúng ta thường chú ý tới chính sách tiền tệ

(hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất) với 6 mục tiêu cụ thể: Ổn định giá cả;tỷ lệ thất

nghiệp; tăng trưởng kinh tế; ổn định lãi suất;ổn định thị trường tài chính.Việc thực hiện

các mục tiêu của chính sách tiền tệ là công việc không đơn giản, NHTW thường phải sử

dụng hợp lý các công cụ như chính sách chiết khấu; nghiệp vụ thị trường mở; dự trữ

bắt buộc; hạn mức tín dụng; lãi suất; tỷ giá hối đoái.

2 . Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW.

2.1. Các lý luận cơ bản về tính độc lập NHTW.

Tính độc lập của NHTW (CBI) là một khái niệm đa chiều, mang tính trừu tượng. Từ

trước đến nay có rất nhiều lý thuyết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này

nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, toàn diện về CBI.

Grilli, Mascindaro và Tabellini (1991) xây dựng một tiêu chuẩn về sự độc lập của

NHTW. Theo các tác giả này thì CBI phản ánh qua 2 phương diện : độc lập chính trị và

độc lập về kinh tế. Độc lập chính trị biểu hiện là khả năng của các NHTW để chọn mục

tiêu chính sách của mình mà không ảnh hưởng từ Chính phủ. Độc lập kinh tế được định

nghĩa là khả năng sử dụng các công cụ của CSTT không hạn chế.

Nghiên cứu của Debelle và Fischer (1994) tập trung vào “độc lập mục tiêu” (tự do

trong thiết lập các mục tiêu) và “độc lập công cụ” (tự do lựa chọn các công cụ phù hợp).

Cukierman (1992) đã phát triển mô hình mà các NHTW độc lập bắt nguồn từ việc

cân bằng các yếu tố giữa các lợi ích liên quan đến tính độc lập của NHTW và các chi phí

biến động phát sinh từ một chính sách ổn định dưới mức tối ưu.

Trong khi đó, nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2007) xem xét tính độc lập của

NHTW trên 3 khía cạnh: độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý, độc lập về chính

Như vậy có thể thấy các nghiên cứu tập trung vào 2 phương diện chính của CBI đó là

độc lập về mục tiêu và về công cụ của NHTW. Thực tế, NHTW các nước trên thế giới

hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT,

giám sát các tổ chức tín dụng và quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên, mức độ độc lập là

không giống nhau.

/file/d/0Bx9zpC ... lldTA/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status