Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tòa án là cơ quan có chức năng xét xử duy nhất dựa vào kết quả tranh
tụng, trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn bộ những tài liệu, chứng cứ được thẩm
tra tại tòa. Chính vì thế mà tất cả những giai đoạn tiền xét xử như: điều tra, truy
tố phải được diễn ra đúng pháp luật, bởi nó góp phần quan trọng vào hoạt động
tranh tụng tại tòa, là cơ sở và là cứ pháp lý để các bên tranh tụng với nhau nhằm
tìm ra sự thật khách quan vụ án, giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng cũng
như bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng với tinh
thần tranh tụng mà Bộ Chính trị đề ra. Nhận thấy được tầm quan trọng đó mà
trong suốt những năm qua các Cơ quan bảo vệ pháp luật đã có rất nhiều cố gắng
trong việc bảo vệ an ninh, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự thông qua hoạt động tranh tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, mà tựu
chung lại trong phiên tòa xét xử như oan, sai, bỏ lọt tội phạm mà vụ án của
Nguyễn Thanh Chấn, Bùi Minh Hải là một minh chứng.
Nhằm hướng tới xây dựng một nền tư pháp dân chủ, tiến bộ; Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp thời gian tới đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm
sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác….Việc phán quyết của Tòa án phải căn
cứ chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”1
. Trong chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị yêu cầu: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi
đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp..”. Quán triệt và triển khai thi hành
nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử, vì đây là nguyên tắc
cơ bản đảm bảo hoạt động tranh tụng được công bằng, khách quan, kịp thời bảo
vệ lợi ích chính đáng của công dân.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, những nhà lập pháp cũng
như các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn kế thừa và phát huy để việc tranh tụng tại

S1Fhi6Csj011oa1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status