hệ thống điều khiển nghiền nguyên liệu cho dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Thạch - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển xã hội, quá trình công nghiệp hóa cũng phát triển một cách mạnh mẽ và không ngừng. Những công trình công nghiệp lớn và trọng điểm đều được áp dụng ở mức độ tự động hóa tương đối cao. Mọi thành tựu về tự động hóa đều phải được thực hiện trên nền tảng của lý thuyết điều khiển tự động. Chính vì vậy, lý thuyết điều khiển tự động là yếu tố quyết định của mọi quá trình tự động hóa sau này.
Xi măng là vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Các nhà máy sản xuất xi măng ở nước ta hiện nay đều là những nhà máy có quy mô lớn, có mức độ tự động hóa tương đối cao, sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Trong quá trình sản xuất xi măng thì công đoạn nghiền liệu đóng vai trò then chốt trong toàn bộ dây chuyền. Công đoạn nghiền liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của xi măng. Vì vậy nhóm sinh viên thực hiện đồ án đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống điều khiển công đoạn nghiền liệu cho dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Thạch”.
Nội dung đồ án gồm 4 chương như sau:
Chương I : GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG. Chương II : NGHIÊN CỨU CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU.
Chương III : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CẤP LIỆU CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU
Chương IV : THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CẤP LIỆU MÁY NGHIỀN.
Đây là đồ án tốt nghiệp về một nhà máy sản xuất xi măng lớn, hơn nữa chúng em không có đủ điều kiện và tài liệu để tìm hiểu về nhà máy nên đồ án của nhóm em chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế. Chúng em mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này. Chúng em xin chân thành Thank thầy giáo TS Nguyễn Văn Hòa, và các thầy cô giáo trong bộ môn đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình trong quá trình thực tập và hoàn thành đồ án này.
Chúng em xin Thank tới các kỹ sư đang làm việc tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu trong quá trình tìm hiểu nhà máy.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2010
Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Khả Hoan
Phạm Trung Thành










MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG 4
1.1. Giới thiệu về nhà máy xi măng Hoàng Thạch 4
1.1.1. Các khái niệm về sản phẩm xi măng pooclăng 4
1.1.2. Nguyên liệu sản xuất xi măng pooclăng 5
1.1.3. Nhiên liệu dùng cho công nghệ sản xuất xi măng 5
1.1.4. Một số tính chẩt của xi măng pooclăng 5
1.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng. 7
1.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu 8
1.2.2. Công đoạn nghiền nguyên liệu 9
1.2.3. Công đoạn cấp liệu vào lò 10
1.2.4. Công đoạn tiền nung 10
1.2.5. Công đoạn nghiền ximăng 11
1.2.6. Công đoạn đóng bao 13
1.3.Hệ thống tự động hoá trong nhà máy xi măng Hoàng Thạch 14
1.3.1. Hệ thống SDR 14
1.3.3. Hệ thống FLS – QCX. 14
1.3.4. Hệ thống xử lý báo động. 15
1.3.5. Hệ thống xử lý đo lường. 15
1.3.6. Hệ thống tự động điều chỉnh, duy trì tự động các thông số kỹ thuật. 15
1.3.7. Hệ thống điều khiển logic. 15
CHƯƠNG II 17
NGHIÊN CỨU CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU 17
2.1.Thiết bị và công nghệ công đoạn nghiền liệu 17
2.1.1. Kho đồng nhất sơ bộ 17
2.1.2. Máy nghiền 17
2.1.3. Máy phân ly SEPAX 560 – 144 26
2.1.4. Silo CF 28
2.1.5. Cầu xúc liệu 30
2.1.6. Các băng tải cao su 34
2.1.7. Các máng Fluxo 34
2.1.8. Các gầu nâng 35
2.1.9. Các loại van trong công đoạn 35
2.2.Mô tả dây chuyền công nghệ công đoạn R2 35
2.3 Hệ thống điều khiển công đoạn nghiền liệu. 42
2.3.1. Các bộ điều khiển điều chỉnh và ý nghĩa tính chất của nó. 42
2.3.2.Hệ thống cân định lượng. 43
2.3.2. Bộ điều khiển tỉ lệ PIDCON 47
2.3.3.Hệ thống ổn định chất lượng QCX 50
2.3.4.Hệ thống điều chỉnh độ mịn và độ ẩm của bột liệu 52
CHƯƠNG III 55
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CẤP LIỆU CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU 55
3.1. Sơ đồ điều khiển hệ thống cấp liệu máy nghiền 55
3.2. Cân định lượng 56
3.2.1. Khái niệm 56
3.2.2.Cấu tạo cân băng định lượng,và nguyên lí hoạt động. 56
3.2.3 Tế bào cân trọng lượng(Loadcell) 57
3.2.4.Nguyên lí tính lưu lượng 59
3.2.5. Đo trọng lượng liệu trên băng tải: 60
3.2.6. Khái quát về điều chỉnh cấp liệu cho cân băng 60
3.2.7 .Sơ đồ khối cấu trúc của hệ cân định lượng 61
3.3.Cân máng đo liệu hồi lưu R2J06 62
3.4. Động cơ 62
3.5.Biến tần 63
3.5.1.Xây dựng vectơr không gian: 63
3.5.2. Điều khiển biến tần trên cơ sở phương pháp điều chế vector không gian: 65
3.5.3. Nguyên lý của phương pháp điều chế vector không gian: 67
3.6.Tổng hợp bộ điều chỉnh lưu lượng 71
3.6.1.Phương pháp tính toán thông số của bộ điều chỉnh lưu lượng 73
3.6.2. Tổng hợp bộ điều chỉnh lưu lượng của hệ thống cân cấp liệu và lưu lượng máy nghiền 75
CHƯƠNG IV 83
THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CẤP LIỆU MÁY NGHIỀN 83
4.1 Giới thiệu phần mềm WINCC 83
4.1.1 Tổng quan về Wincc 83
4.1.2 Các loại Project trong WinCC 83
4.1.3 WinCC Explorer 83
4.1.5 Các trình soạn thảo và đối tượng chuẩn của WinCC 85
4.1.5.1 Graphic Designer 85
4.2. Xây dựng chương trình giám sát 88
4.2.1. Tạo dự án Project. 88
4.2.2. Tạo Tag và Group Tags. 89
4.2.3. Xây dựng màn hình công nghệ. 89
4.2.4. Tạo thuộc tính Tag Logging. 90
4.2.5. Tạo thuộc tính Alarm Logging 91
4.3. Quy trình vận hành 92
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG

1.1. Giới thiệu về nhà máy xi măng Hoàng Thạch
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam nămg trên địa bàn xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhà máy được khởi công từ ngày 19/05/1976, do hãng F.L.SMIDTH của Đan Mạch thiết kế và xây dựng với hai dây chuyền công nghệ khép kín, hiện đại, mức độ tự động hóa cao, sản xuất xi măng theo phương pháp khô sử dụng lò quay, tháp trao đổi nhiệt gồm hai nhánh, buồng phân hủy (Canciner) đốt hoàn toàn bằng than cám.
Nhà máy hoàn thành lắp đặt dây chuyền sản xuất Hoàng Thạch I vào năm 1982 và ngày 25/11/1983 công ty cho ra đời được mẻ Clinker đầu tiên.
Cùng với nhu cầu xi măng trong nước tăng cao do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, dây chuyền sản xuất Hoàng Thạch II dược gấp rút xây dựng vào năm 1982. Cho đến năm 1996 thì sản phẩm của cả hai dây chuyền đều được tung ra thị trường. Dây chuyền II với công suất thiết kế đạt 1,2 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất của cả hai dây chuyền lên 2,3 triệu tấn/năm.
Trong thực tế sản xuất thì năng suất cũng được tăng dần từng năm:
- Năm 1991 sản xuất được : 931.203 tấn.
- Năm 1992 sản xuất được : 1.000.418 tấn.
- Năm 1995 sản xuất được : 1.282.523 tấn.
- Năm 1997 sản xuất được : 2.100.000 tấn.
Hiện nay công ty đang tiến hành xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn clinker/năm. Dây chuyền III dự tính sẽ đưa vào hoạt động sản xuất vào quý III năm 2009 nâng tổng công suất của cả 3 dây chuyền lên 3,5 triệu tấn xi măng/ năm.
Với công nghệ sản xuất và thiết bị tiên tiến thuộc loại bậc nhất trên thế giới của hãng F.L.SMIDTH, cả ba dây chuyền sản xuất được tự động hóa và tin học hóa ở mức cao từ khâu phối liệu, nung luyện clinker đến nghiền, đóng bao xi măng thông qua chương trình được lập ở trung tâm xử lý vi tính và điều hành ở hai phòng điều khiển trung tâm. Nhờ vậy sản phẩm xi măng Hoàng Thạch luôn có chất lương cao, được khách hàng tín nhiệm.

1.1.1. Các khái niệm về sản phẩm xi măng pooclăng
Xi măng pooclăng là chất kết dính xây dựng, các thành phần của nó gồm có các hợp chất có độ bazơ cao.
Trên quan điểm hoá học người ta phân chia như sau:
Nhóm xi măng silic - môi trường nước.
Nhóm xi măng Alumin - môi trường nhiệt độ cao.
Nhóm xi măng khác - môi trường đăc biệt.
Xi măng pooclăng là chất kết dính thủy lực được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng với thạch cao (3-5%) và phụ gia nếu có.
Khi thành phần phụ gia thêm vào > 15% thì xi măng được gọi theo gốc cùng với tên phụ gia như xi măng pooclăng xỉ , xi măng pooclăng pudơlan…


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status