Quá trình hình thành và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ , giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

A. MỞ ĐẦU. 3
B. NỘI DUNG 4
Phần 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NAM BỘ NÓI RIÊNG VÀ VIỆT NAM NÓI CHUNG. 4
I. Vị trí địa lý 4
II. Biên giới khu vực và lãnh thổ 4
Phần 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM 4
I. Công cuộc di dân và khai thác vùng đất mới. 4
II. Quá trình khai phá Đồng Nai – Cửu Long 4
III. Hệ thống các văn bản ngoại giao chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. 4
1. Hòa ước quốc tế giữa 3 quốc gia Việt Nam, Cao Miên và Xiêm La năm 1845 4
2. Hiệp ước Việt – Xiêm năm 1847 4
3. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 4
4. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 4
5. Hiệp ước bí mật Xiêm – Campuchia (1/12/1863) 4
6. Quyết định về việc phân định đường biên giới Campuchia (9/7/1870) 4
7. Thỏa ước về việc xác định đường biên giới giữa Vương quốc Canpuchia và Xứ Nam Kỳ thuộc Pháp ( 15/7/1873) 4
8. Bối cảnh dẫn tới hiệp ước Elysée ngày 8 tháng 3 năm 1949 - Pháp trao trả Nam kỳ cho Việt Nam 4
9. Luật 49-773 ngày 4/6/1949 của Quốc hội Cộng hòa Pháp. 4
10. Thư ngày 8/6/1949 của chính phủ Cộng hòa Pháp gửi Quốc vương Sihanouk 4
11. Hiệp đinh Giơ-Ne-Vơ năm 1954 về đình chiến chiến sự ở Việt Nam 4
12. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến trang lập lại hòa bình ở Việt Nam. 4
13. Bản đồ Đông Dương năm 1930. 4
14. Tuyên bố của ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam về các đường biên giới của Vương quốc Campuchia (31/5/1967) 4
15. Tuyên bố của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhân biên giới hiện tại của Campuchia. (8/6/1967) 4
16. Hiệp định về các vùng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia. (7/7/1982) 4
17. Hiệp ước về nguyên tắc và cách giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia. (20/07/1983) 4
18. Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (20/7/1983) 4
19. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (27/12/1985) 4
20. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 4
IV. Hệ thống bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam tại vùng đất Nam Bộ 4
1. An Nam Đại Quốc Họa Đồ (1838) 4
2. Bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine) 4
3. Bản đồ Đông Dương năm 1930. 4
Phần 3: ĐÁNH GIÁ 4
C. KẾT LUẬN. 4
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 4




A. MỞ ĐẦU.
Trước hết phải khẳng định rằng hiện nay vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ đã được luật pháp quốc gia và quốc tế thừa nhận, khẳng định và trên thực tế, từ rất lâu, Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của đất nước Việt Nam. Chính phủ, luật pháp Campuchia hiện này cũng hoàn toàn thừa nhận điều này. Nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay về vấn đề chủ quyền lãnh thổ vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài luận này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Lập luận chủ yếu của quan niệm này là đồng nhất nước Phù Nam ở trung tâm của vùng hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khmer. Và để giải quyết thoả đáng vấn đề này chúng em sẽ phân tích về Quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam lịch sử từ thuở sơ khai mở đất cho tới khi Chúa Nguyễn tiến hành Quản lý, Thực thi và bảo vệ chủ quyền cũng như trong thời kì Pháp thuộc. Những Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ thể hiện ngay trong quá trình thụ đắc lãnh thổ bắt đầu từ thế kỷ XVII thông qua hệ thống các văn bản Ngoại giao như Hòa ước, Hiệp ước, Hiệp đinh,… được Việt Nam và kí với Campuchia cũng với Việt Nam kí với Pháp, Campuchia với Pháp và các nước khác, được quốc tế công nhận và những bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Trong bài luận này, chúng em có tham khảo và sử dụng Luận văn thạc sỹ lịch sử của tác giả Trịnh Ngọc Thiện về “Chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía Nam Thế kỉ XI-XVIII “(2013) ,” Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX “của Lê Thị Mĩ Trinh (2009), “Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp” (1802-1884) của tác giả Nguyễn Kim Tường Vy (2006) cũng như cuốn sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ – Việt Nam” của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, bài nghiên cứu Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ của GS.TSKH Vũ Minh Giang và bài viết “Các hiệp định biên giới Việt Nam – Campuchia thời Pháp thuộc và vấn đề cơ sở chính trị - pháp lý của đường biên giới Việt Nam – Campuchia” của TS. Nguyễn Sỹ Tuấn, Viện nghiên cứu Đông Nam Á để làm phong phú có cái nhìn và đánh giá toàn diện về những vấn đề cần nghiên cứu ở trên. Cũng như khẳng đinh Chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi của Việt Nam ở vùng đất Nam bộ.
B. NỘI DUNG

Phần 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NAM BỘ NÓI RIÊNG VÀ VIỆT NAM NÓI CHUNG.
I. Vị trí địa lý
“Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km.”
Về đặc trưng khí hậu có thể chia ra làm hai vùng miền Bắc và miền Nam, lấy ranh giới là đèo Hải Vân.
Về đặc trưng vị trí địa lý có thể chia ra thành 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Riêng Trung Bộ thì được phân thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nam Bộ thì bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
II. Biên giới khu vực và lãnh thổ
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Với tổng chiều dài đường biên giới là 4.639 km trong đó biên giới với các nước: Trung Quốc là 1.449,566 km, Campuchia là 1137 km, Lào 2067 km.
Khu vực Nam Bộ được tính từ ranh giới tỉnh Bình Phước xuống phía Nam bao gồm 17 tỉnh và 2 thành phố. Biên giới phía Tây khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển.

Phần 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. Công cuộc di dân và khai thác vùng đất mới.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status