vấn đề lý luận về quản lý vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn
Phần I
Một số vấn đề lý luận về quản lý vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác vật tư kỹ thuật.
1. Khái niệm, đặc điểm của vật tư kỹ thuật
Vật tư kỹ thuật hay còn gọi là vật tư đó là những sản phẩm của lao động bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng thay thế nó đang vận động từ nơi sản xuất ra nó đến nơi tiêu thụ nó.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm mới, vật tư được tiêu dùng toàn bộ, tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới.
2. Vai trò của vật tư kỹ thuật
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là nhân tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm do chúng có đặc điểm chỉ dùng một lần và giá trị chuyển hết sang giá trị thành phẩm.
Nguyên vật liệu bao gồm cả nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ đều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cũng có thể nói, đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu xét về mặt giá trị thì tỷ trọng của yếu tố nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Xét về mặt tài chính ta còn thấy vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động của doanh nghiệp( khoảng từ 40%-60% trong tổng số vốn lưu động). Nếu xét về chi phí quản lý thì quản lý nguyên vật liệu cần một lượng chi phí tương đối lớn trong tổng chi phí quản lý. Đứng trên góc độ này ta có thể rót ra kết luận: nguyên vật liệu không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp.
3. Phân loại vật tư kỹ thuật
Vật tư sử dụng trong mỗi doanh nghiệp thường rất đa dạng về chủng loại và mỗi loại lại có những chức năng tác dụng riêng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng vật tư có hiệu quả chúng ta phải tiến hành phân loại vật tư.
a. Căn cứ vào nhóm vật tư thuộc đối tượng lao động: vật tư được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất như bông, sợi, quặng, gỗ...
- Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hay phục vụ cho công việc quản lý sản xuất nh­ thuốc nhuộm, sơn, dầu, chỉ khâu…
- Nhiên liệu: là những thứ tạo nhiệt năng như than, củi, xăng dầu…Thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng do vai trò quan trọng của nhiên liệu đối với nền kinh tế quốc dân và do yêu cầu kỹ thuật về bảo quản sử dụng, về đặc tính sinh lý hóa hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ khác nên nhiên liệu được tách riêng thành một loại.
- Bán thành phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thiện ở một số giai đoạn nhất định theo tiêu chuẩn nhưng chưa được hoàn thiện ở giai đoạn sản xuất cuối cùng.
- Phụ tùng thay thế: là các phụ tùng, chi tiết được sử dụng thay thế, sửa chữa các máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải của doanh nghiệp.
b. Căn cứ vào tính chất của việc sử dụng toàn bộ vật tư kỹ thuật chia thành vật tư công dụng và vật tư chuyên ngành.
Vật tư công dụng: là vật liệu phổ biến cho các ngành nh­ sắt, thép, len...
Vật tư chuyên ngành: là những loại vật liệu dùng riêng cho từng ngành, từng doanh nghiệp nh­ hóa chất, điện, than...
4. Nhiệm vụ của công tác vật tư kỹ thuật
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hay không thể tiến hành được. Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra với yếu tố này là phải thực hiện các nhiệm vụ sau trong công tác quản lý vật tư:
- Phải đảm bảo việc cung ứng vật tư kĩ thuật đúng tiến độ, số lượng , chủng loại, quy cách và đúng yêu cầu cho sản xuất.
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển vật tư cả về giá trị và hiện vật.tính toán đúng đắn giá trị vốnthực tế của vật tư, nhập, xuất kho,nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho việc lập báo cấotì chính và quản lý doanh nghiệp.
- Giám sát chặt chẽ việc sủ dụng vật tư .
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư , kế hoạch sử dụng vật tư, kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất, tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khấc phục kịp thời.
- Chấp hành tốt chế đọ quản lý vật tư và triệt để thực hành tiết kiệm vật tư ảnh hưởnglớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp,ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- Phát hiện, ngăn chặn, đề xuất các biện pháp xử lý tình trạng thừa, thiếu, ứ đọng kém chất lượng của vật tư .


15CoJf609Td4EG7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status