Nghiên cứu kỹ thuật tiền mã hóa zero-forcing trong hệ thống mimo – ofdm đa người dùng di dộng - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một nghành công nghiệp viễn thông phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà khai thác dịch vụ. Sự phát triển của thị trường viễn thông di động đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu và triển khai các hệ thống thông tin di động mới trong tương lai. Hệ thống di động thứ hai, với GSM và CDMA là những ví dụ điển hình đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thị trường viễn thông càng mở rộng càng thể hiện rõ những hạn chế về dung lượng và băng thông của các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai. Sự ra đời của hệ thống di động thế hệ ba với công nghệ tiêu biểu như WCDMA hay HSPA là một tất yếu để có thể đáp ứng được nhu cầu truy cập dữ liệu, âm thanh, hình ảnh với tốc độ cao, băng thông rộng của người sử dụng,
Mặc dù các hệ thống thông tin di động thể hệ 2.5G hay 3G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành triển khai thử nghiệm một chuẩn di động thế hệ mới có rất nhiều tiềm năng và có thể sẽ trỡ thành chuẩn di động 4G trong tương lai, đó là LTE ( Long Term Evolution ). Các cuộc thử nghiệm và trình diển này đã chứng tỏ năng lực tuyệt vời của công nghệ LTE và khả năng thương mại hóa LTE đã đến rất gần. Với LTE, người sử dụng có thể truy cập tất cả các dịch vụ thoại thấy hình, chơi game, nghe nhạc trực tuyến, tải cơ sở dữ liệu vv với một tốc độ siêu tốc. Đó chính là sự khác biệt giữa mạng di động thế hệ 3 ( 3G ) và mạng di động thế hệ thứ tư ( 4G ).
Xuất phát từ những mục tiêu muốn cải thiện khả năng nhận tín hiệu của máy thu, cải thiện hiệu suất sử dụng, dung lượng đường xuống của hệ thống, vì vậy em đã chọn đề tài đồ án tốt nghiệp của mình là “NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TIỀN MÃ HÓA ZERO – FORCING TRONG HỆ THỐNG MIMO-OFDM ĐA NGƯỜI DÙNG DI ĐỘNG”.
Để thực hiện đề tài em đã tìm hiểu về phương pháp tiền mã hóa zero-forcing, ảnh hưởng của kênh truyền lên tín hiệu phát, tìm hiểu về tổng quan hệ thống MIMO-OFDM và viết code bằng phần mềm Matlap để khảo sát dung lượng đường xuống của LTE khi có ảnh hưởng các thông số: số anten phát, số user được sử dụng, vận tốc của user di chuyển, ảnh kênh truyền biến đổi theo thời gian.
Đề tài của em bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống OFDM
Chương 2: Ứng dụng kỹ thuật của OFDM trong LTE
Chương 3: Kỹ thuật tiền mã hóa Zero-Forcing trong SDMA
Chương 4: Mô phỏng tiền mã hóa Zero – Forcing trong hệ thống MIMO
Do đây là công nghệ vẫn đang được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện cũng như là do những giới hạn về kiến thức của mình nên đồ án này vẫn chưa đề cập hết các vấn đề và không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn.
- Khối S/P và P/S: Theo cấu trúc của IFFT có đầu vào song song mà tín hiệu là chuỗi bit nối tiếp. Chính vì thế cần có sự chuyển đổi giữa tín hiệu nối tiếp đó phù hợp với đầu vào IFFT.
- Khối IFFT/FFT: OFDM là kỹ thuật điều chế đa sóng mang, trong đó dữ liệu được truyền song song nhờ rất nhiều sóng mang con. Để làm được điều này, cứ mỗi kênh con, ta cần một máy phát sóng sin, một bộ điều chế và một bộ giải điều chế. Trong trường hợp số kênh con là khá lớn thì cách làm trên không hiệu quả, nhiều khi là không thể thực hiện được. Nhằm giải quyết vấn đề này, khối thực hiện chức năng biến đổi DFT/IDFT được dùng để thay thế toàn bộ các bộ tạo dao động sóng sin, bộ điều chế, giải điều chế dùng trong mỗi kênh phụ. FFT/IFFT được xem là một thuật toán giúp cho việc thực hiện phép biến đổi DFT/IDFT nhanh và gọn hơn bằng cách giảm số phép nhân phức khi thực hiện phép biến đổi DFT/IDFT.
- Khối Insert CP: Tiền tố lặp (CP) là một kỹ thuật xử lý tín hiệu trong OFDM nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nhiễu xuyên kênh (ICI), nhiễu xuyên ký tự (ISI) đến tín hiệu OFDM, đảm bảo yêu cầu về tính trực giao của các sóng mang phụ. Để thực hiện kỹ thuật này, trong quá trình xử lý tín hiệu, tín hiệu OFDM được lặp lại có chu kỳ và phần lặp lại ở phía trước mỗi ký tự OFDM được sử dụng như là một khoảng thời gian bảo vệ giữa các ký tự phát kề nhau.Vậy sau khi chèn thêm khoảng bảo vệ, thời gian truyền một ký tự (Ts) lúc này bao gồm thời gian khoảng bảo vệ (Tg) và thời gian truyền thông tin có ích (cũng chính là khoảng thời gian bộ IFFT/FFT phát đi một ký tự)
Ta có Ts = Tg + TFFT

Hình 1.3: Tiền tố lặp trong OFDM
- Các khối vô tuyến: Trước khi tín hiệu được truyền lên kênh truyền vô tuyến thì cần được xử lý ở một số khâu. Tín hiệu cần được điều chế tại tần số được chọn mỗi sóng mang con trước khi truyền. Tín hiệu xử lý trong các khối trước là tín hiệu số nên khi truyền cần chuyển từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự ( DAC). Tại đầu thu tín hiệu thu được là tín hiệu tương tự mà tín hiệu cần xử lý tại đầu thu là tín hiệu số nên cần có bộ chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (ADC).
Kỹ thuật điều chế đa sóng mang trực giao dựa trên nguyên tắc phân chia luồng dữ liệu có tốc độ cao R (bit/s) thành k luồng dữ liệu thành phần có tốc độ thấp R/k (bit/s), mỗi luồng dữ liệu thành phần được trải phổ với các chuỗi ngẫu nhiên có tốc độ Rc (bit/s). Sau đó điều chế với sóng mang thành phần OFDM, truyền trên nhiều sóng mang trực giao. Phương pháp này cho phép sử dụng hiệu quả băng thông kênh truyền, tăng hệ số trải phổ, giảm tạp âm giao thoa ký tự ISI và giao thoa giữa các sóng mang ( ICI)
1.3. Đơn sóng mang (Single Carrier)
Hệ thống đơn sóng mang là một hệ thống có dữ liệu được điều chế và truyền đi chỉ trên một sóng mang.



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status