Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan có ảnh hưởng - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan có ảnh hưởng

Tiểu luận cuối khóa
Đề tài: "Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường văn hoá, y tế trên địa
bàn Huyện Thuận An Tỉnh Bình Dương”.
A. MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn, phiền muộn nhưng chưa tìm ra một lối thoát. Niềm hy vọng lúc này của nhiều người chính là sự tin tưởng vào một thế lực siêu phàm nào đó để an ủi bản thân. Người ta gọi là sự tín ngưỡng. Vì vậy có thể nói tín ngưỡng chính là niềm tin, sự tin tưỡng vào một đấng siêu nhiên nhất
định nào đó.
Còn tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập
quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng
ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ ( còn gọi là tín ngưỡng sơ khai ) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.
Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh
hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan
đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy
nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân
gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày - Thái, nhóm Hmông - Dao; nhóm Hoa - Sán Dìu - Ngái; nhóm Chăm - Ê đê - Gia Rai; nhóm Môn - Khơ me. Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ Thành
hoàng. Tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam. Thần Thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hay là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hay anh hùng dân tộc có công "khai công lập quốc", chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công… Ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18/6/2004 và Chủ tịch nước
ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam
cũng được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 70 ghi rõ: " Công dân
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo

s/483hc4c0wbhre96b07ow3ivsswvtoiyd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status