Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Đặt vấn đề 5
2. Tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài 6
3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Ý nghĩa của luận văn 11
8. Bố cục của luận văn 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13
1. 1. Các khái niệm tiền đề 13
1.1.1. Về khái niệm vị từ và các thuật ngữ liên quan 13
1.1.2. Khái niệm và phân loại các kiểu sự tình 22
1.1.3. Về khái niệm “vị từ động” và “vị từ tĩnh” 27
1.2. Về sự phân biệt động-tĩnh của vị từ tiếng Việt 28
1.2.1. Những nhận xét mở đầu 28
1.2.2. Các dấu hiệu hình thức phân biệt vị từ động và vị từ từ tĩnh 30
1.3. Cơ sở lý thuyết về sự chuyển hóa của vị từ 32
1.3.1. Những nghiên cứu tiên phong 32
1.3.2. Phân biệt hiện tượng chuyển hóa của vị từ với các hiện tượng khác 37
1.3.3. Quan điểm của tác giả luận văn 40
1.4. Tiểu kết 42
CHƢƠNG 2. SỰ CHUYỂN HÓA TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG
VIỆT TRONG KẾT CẤU CÓ YẾU TỐ CHỈ HƢỚNG 45
2.1 Dẫn nhập 45
2.2. Nhắc lại một số kết quả phân loại vị từ tiếng Việt 45
2.2.1. Nhóm vị từ động 45

2.2.2. Nhóm vị từ tĩnh 48
2.3. Về nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt 50
2.3.1. Hoạt động ngữ pháp của nhóm từ chỉ hướng 50
2.3.2. Cương vị cú pháp của từ chỉ hướng khi đứng sau các từ loại khác 55
2.3.3. Cương vị ngữ nghĩa của từ chỉ hướng đứng sau vị từ 56
2.4. Các con đường chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt có sự hỗ trợ
của yếu tố chỉ hướng 57
2.4.1. Nhận xét 57
2.4.2. Sự chuyển hóa vị từ trạng thái thành vị từ quá trình 58
2.4.3. Sự chuyển hóa vị từ tư thế thành vị từ hành động 60
2.5. Đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp của câu với tổ hợp “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng” 63
2.5.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của vị từ chuyển hóa 63
2.5.2. Vai nghĩa của tham thể trong sự chuyển hóa của vị từ 65
2.5.3. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu 67
2.5.4. Ngữ nghĩa của tổ hợp “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng” 68
2.6. Những ghi nhận khác về khả năng kết hợp của vị từ tĩnh và từ chỉ hướng 73
2.6.1. Khả năng tham gia vào kết cấu gây khiến từ vựng tính 73
2.6.2. Khả năng có sự tham gia của các yếu tố cực cấp của vị từ 74
2.6.3. Những trường hợp vị từ tĩnh không thể kết hợp với từ chỉ hướng 75
2.7. Tiểu kết 76
CHƢƠNG 3. SỰ CHUYỂN HOÁ TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG
VIỆT TRONG CÁC KẾT CẤU GÂY KHIẾN – KẾT QUẢ 78
3.1. Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 78
3.1.1. Về khái niệm cấu trúc gây khiến - kết quả 78
3.1.2. Nhận diện kết cấu gây khiến - kết quả 79
3.2. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 83
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa 83
3.2.2. Đặc điểm ngữ pháp 86
3.3. Sự chuyển hoá vị từ tĩnh thành vị từ động trong kết cấu gây khiến - kết quả 89
3.3.1. Vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến - kết quả 89
3.3.2. Kết cấu gây khiến - kết quả có vị từ biểu thị những hành động làm cho đối
tượng biến đổi trạng thái 90
3.4. Sự chuyển hóa vị từ tĩnh sang vị từ động có sự tham gia của các yêu tố ngữ pháp
hóa 93
3.4.1. Hiện tượng ngữ pháp hóa một số vị từ gây khiến trong tiếng Việt 93
3.4.2. Trường hợp “đánh” và “làm” 94
3.5. Tiểu kết 96
CHƢƠNG 4. SỰ CHUYỂN HÓA TỪ TĨNH SANG ĐỘNG CỦA VỊ TỪ TIẾNG
VIỆT TRONG CÁC KẾT CẤU CÓ YẾU TỐ THỜI THỂ - TÌNH THÁI 98
4.1. Dẫn nhập 98
4.2. Nhóm phụ từ chỉ tốc độ - bất ngờ trong vai trò hỗ trợ sự chuyển hóa của vị từ 98
4.2.1. Vị trí của nhóm từ này trong hệ thống từ loại tiếng Việt 98
4.2.2. Về khái niệm nhóm phụ từ biểu thị tốc độ - bất ngờ 99
4.2.3. Vai trò hỗ trợ cho sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động 100
4.2.4. Ngữ nghĩa của vị từ chuyển hóa 105
4.3. Sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động có sự hỗ trợ của các yếu tố thời-thể,
tình thái 106
4.3.1. Điểm luận các yếu tố thời-thể, tình thái trong tiếng Việt 106
4.3.2. Vai trò hỗ trợ sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động của một số yếu tố thời,
thể, tình thái 109
4.4. Tiểu kết 119
KẾT LUẬN 121
THƢ MỤC THAM KHẢO 124
NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN 131
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phân biệt động – tĩnh trong nội bộ vị từ của một ngôn ngữ là một trong
những sự phân biệt căn bản và quan trọng nhất, và có thể coi là phổ quát cho mọi
ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Vấn đề thú vị này đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà ngôn ngữ học trong nước và cả quốc tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưa
thống nhất. Bản thân sự phân biệt động – tĩnh đã phức tạp, nhưng nó kéo theo các vấn
đề như sự chuyển hoá từ tĩnh sang động (và ngược lại) của vị từ có phần còn phức tạp
hơn nhiều. Phần lớn các tác giả khi bàn về vấn đề này, bằng nhiều cách tiếp cận khác
nhau đã đưa ra các giải pháp và kết quả nghiên cứu khá phong phú song các tác giả
vẫn tập trung chủ yếu vào việc xác lập các tiêu chí nhận diện nhằm đi đến sự phân
loại các vị từ hơn là xác định các cách chuyển hoá. Sự chuyển hóa của vị từ
từ đặc trưng này sang đặc trưng khác đối lập với nó là một vấn đề mới chưa được các
nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, đặc biệt là trong ngữ pháp truyền thống, chính điều
đó đã thôi thúc chúng tui thực hiện đề tài này.
Đường hướng và cách tiếp cận vấn đề của chúng tui về căn bản là kế thừa các
kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận của ngữ pháp chức năng, mà ở đây là khảo sát
vị từ trong cái khung cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Đó là nghĩa đề cập đến một sự
tình nào đó trong hiện thực khách quan. Mỗi sự tình có một cấu trúc, thường bao gồm
lõi là một vị tố và các tham thể. Vị tố là hạt nhân của sự tình, còn các tham thể là các
thực thể tham gia vào biểu đạt sự tình. Trong thực tế có nhiều loại sự tình, sự khác
nhau của chúng được phân biệt dựa trên đặc điểm của vị từ hạt nhân và số lượng, đặc
điểm của các tham thể. S. C. Dik có thể nói là người đầu tiên sử dụng các đặc trưng
cơ bản là [động] và [chủ ý] để phân biệt các sự tình. Dựa trên thông số [động], một
mặt là phân biệt giữa những sự thể “động” tức là những “biến cố”, những sự việc,
những sự thay đổi có thể xảy ra, diễn ra như bay, đi, chạy, nhảy, hát, nổ, đánh, rơi,
v.v. với những sự thể “tĩnh” tức là những tình thế, trạng thái, những tính chất có thể
kéo dài, nghĩa là tồn tại các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài, có
kích thước, có màu sắc, có trọng lượng như to, nhỏ, xấu, đẹp, đen, trắng, béo, gầy,
v.v. Theo thông số [chủ ý], sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự
chủ ý có sự tự điều khiển của con người hay động vật, tức những hành động như
chạy, nhảy, đánh, đập, v.v., những tư thế như đứng, ngồi, nằm, quỳ, v.v. với những sự
tình không do sự chủ ý mà ra, những quá trình hay trạng thái của những bất động vật
như rơi, khô, héo, cong, v.v. hay của những động vật, nhưng không có sự tự điều
khiển, tự kiểm soát của chúng như ngã, đau, ốm, khỏe, yếu, v.v. Cách phân loại này
của Dik được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ. Khi ứng dụng vào tiếng Việt, ta
cũng thấy có sự phân biệt rất rõ giữa các vị từ trên cả hai thông số, ở cả hai bình diện
ngữ pháp và ngữ nghĩa, trong đó sự phân biệt theo thông số [động] có thể nói là được
đánh dấu rõ nét nhất.
Sau S.C. Dik, một số tác giả đã bổ sung thêm một số sự tình khác như sự tình
quan hệ, sự tình tồn tại. Đây là sự phân loại sự tình, cũng là sự phân loại nghĩa biểu
hiện của câu, chứ không phải là sự phân loại từ ngữ thể hiện các sự tình, dù rằng các
sự tình đều phải biểu hiện bằng hình thức từ ngữ (vị tố biểu hiện bằng vị từ, còn các
tham thể thường biểu hiện bằng danh từ, danh ngữ hay đại từ, v.v.). Có một vấn đề rất
quan trọng là các đặc trưng nói trên của sự tình biểu lộ như thế nào ở các ngôn ngữ cụ
thể. Chẳng hạn như tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, trong nhiều trường hợp, cùng
một vị từ nhưng tùy theo ngữ cảnh lại có thể biểu hiện những sự tình khác nhau, thể
hiện những đặc trưng trái ngược nhau. Khi vị từ có sự chuyển hóa về ý nghĩa, sắc
thái, đặc trưng để diễn đạt các loại sự tình khác nhau, thì các tham thể cũng có sự
thay đổi về số lượng, đặc điểm và vai nghĩa. Đồng thời, sự kết hợp của vị từ với các
yếu tố khác như phó từ hay hư từ, tình thái từ, và/hay các vị từ khác trong các loại
kết cấu đặc biệt được thể hiện trong khung vị ngữ chính là những dấu hiệu hình thức
của sự chuyển hóa vị từ, ở đây là sự chuyển hóa từ đặc trưng tĩnh sang đặc trưng
động. Đó là các vấn đề mà nghiên cứu ngữ pháp – ngữ nghĩa nói chung và nghiên
cứu vị từ tiếng Việt nói riêng vẫn còn bỏ ngỏ.
2. Tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Vị từ và những vấn đề ngữ nghĩa – ngữ pháp của vị từ vốn là đối tượng kinh
điển trong nghiên cứu ngữ pháp. Vai trò quan trọng của vị từ trong hoạt động ngữ
pháp, mà cụ thể là trong sự chi phối các thành phần câu là điều đã được các nhà ngữ
pháp thừa nhận.
Trong bối cảnh nghiên cứu cú pháp thuần túy hình thức cuối cùng cũng bộc lộ
nhiều hạn chế không thể khắc phục được, việc chuyển hướng nghiên cứu vào ngữ
nghĩa, chức năng, vào sự kết hợp ngữ nghĩa – ngữ pháp trong khảo sát vị từ - với tư
cách là trung tâm tổ chức cú pháp – ngữ nghĩa của câu tỏ ra có hiệu lực và phù hợp
với lí luận đổi mới trong ngôn ngữ học ngày nay. Hướng đi này đã gợi mở và chứng
kiến những thành tựu đáng ghi nhận. Đầu tiên phải kể đến công trình Éléments de
syntaxe structural của L. Tesnière xuất bản năm 1959 ở Paris được coi là đặt nền
móng cho nghĩa học cú pháp. Theo đó, tổ chức của câu bao gồm một đỉnh là vị từ
trung tâm và các tham tố quây quần chung quanh vị từ đó. Tham tố có thể chia làm
hai loại, dựa trên tiêu chí bắt buộc hay không bắt buộc để có thể cùng với vị từ trung
tâm tạo thành một câu trọn vẹn. Thậm chí, theo lý thuyết của Tesnière, khái niệm chủ
ngữ của ngữ pháp truyền thống bị hạ cấp, chủ ngữ không còn đóng vai trò là một
trong hai thành phần trung tâm của câu nữa mà chỉ có vai trò tương đương như các bổ
ngữ, mà ở đây là các diễn tố của vị từ, bị quy định bởi bản chất ngữ pháp của vị từ.
Các nhà ngữ pháp sau đó như C.J. Fillmore, W.L. Chafe, S.C. Dik, M.A.K. Halliday,
v.v. cũng thể hiện quan điểm coi vị từ là hạt nhân ngữ pháp – ngữ nghĩa của câu trong
các nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, W.L. Chafe trong cuốn Ý nghĩa và cấu trúc của
ngôn ngữ đã nói rằng: “toàn bộ thế giới khái niệm của con người ngay từ đầu đã chia
ra làm hai phạm vi chính. Một là phạm vi động từ bao gồm các trạng thái (tình trạng,
chất lượng) và sự kiện; phạm vi kia là danh từ bao gồm các “sự vật” (…). tui chấp
nhận rằng trung tâm của chúng là động từ, còn ngoại diên là danh từ. Có hàng loạt
nhân tố có thể giải thích được một cách hoàn hảo nhất nếu thừa nhận rằng động từ
chiếm vị trí trung tâm” [6, tr.124]. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học theo hướng
chức năng luận khi nghiên cứu vị từ tiếng Việt cũng củng cố quan điểm đó. Cao Xuân
Hạo cho rằng “chức năng của vị từ chính là làm thành vị ngữ (ngữ đoạn vị từ) hay
làm trung tâm của ngữ đoạn này, cho nên chính nó đảm đương việc mang những đặc
trưng ngữ pháp-ngữ nghĩa đánh dấu sự phân biệt giữa các loại sự tình” [42, tr.258].
Điều này có nghĩa là nó đảm nhận gánh nặng ngữ pháp-ngữ nghĩa của câu. Sở dĩ sự
tình này khác biệt với sự tình khác là do sự khác biệt về tính chất của các vị từ. Cũng
xuất phát từ nhận định đó, Nguyễn Thị Quy lập luận rằng: “Trong câu, nội dung của
sự thể thường được biểu hiện bằng một vị ngữ (hay ngữ vị từ); còn các tham tố của sự
thể thường được biểu hiện bằng những danh ngữ (hay ngữ danh từ). Nội dung của sự
thể quyết định cách tổ chức của các tham tố và quan hệ giữa các tham tố của nó, và
do đó cũng quyết định cấu trúc ngữ nghĩa của toàn câu”. Tác giả kết luận “Nghĩa của
các vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của câu” [91, tr.9].
Mặc dù nhất quán trong việc công nhận vai trò trung tâm của vị từ trong tổ
chức cú pháp – ngữ nghĩa của câu, nhưng việc phân loại vị từ thì mỗi tác giả bằng các
cơ sở, tiêu chí và phương pháp nghiên cứu khác nhau đã dẫn đến những kết quả phân
loại khác nhau. Việt ngữ học trong khoảng mấy chục năm trở lại đây đã có nhiều
công trình viết về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và về vị từ tiếng Việt nói riêng mà
trong đó chú trọng việc đi sâu miêu tả một nhóm vị từ nhất định. Ở đây, liên quan đến
đề tài, chúng tui chỉ xin kể ra một số tác phẩm tiêu biểu như Động từ trong tiếng Việt


91iDo1TD7y6yw1p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status