XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH LUỒNG VỐN ODA VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
1/ Sự cần thiết nhu cầu đề tài
Trong những năm qua thực hiện đường lối chủ trương của Đảng Việt Nam thực hiện đường lối cải cách kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế . Hơn 20 năm qua kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình KTTT định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn ở mức khá cao và ổn định suốt 20 năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước CNH.
Để đạt được những thành tựu đó không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn đầu tư phát triển trong đó vai trò nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng đối với Việt Nam nước đang phát triển khi mà kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Kể từ khi Việt Nam thu hút vốn ODA năm 1993, tổng nguồn vốn ODA cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Việt Nam không ngừng tăng qua các năm đỉnh cao là năm 2010 mức vốn cam kết lên tới 8,06 tỷ USD. Nguồn vốn ODA đã đóng góp to lớn giúp bổ sung cho ngân sách eo hẹp của Chính phủ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm cùng kiệt và cải thiện đời sống nhân dân.
Nhưng trong thời kỳ mới khi Việt Nam đã chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn, nguồn vốn ưu đãi sẽ giảm dần thay vào đó là nguồn vốn kếm ưu đãi hơn và các khoản vay thương mại saẽ tăng lên. Nhận thức được tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài:" XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH LUỒNG VỐN ODA VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI " nhằm nghiên cứu và chỉ rõ xu hướng luồng vốn ODA vào Việt Nam trong thời kỳ tới và từ đó đưa ra các giải pháp để tăng cường sử dụng hiểu quả của nguồn vốn này.
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng luồng vốn ODA trong thời gian qua và xu hướng luồng vốn ODA vào Việt Nam trong thời gian tới
3/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê kinh tế.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số cán bộ quản lý hoạt động của các làng nghề.
- Phương pháp phân tích định lượng, định tính và một số phương pháp khác.
5/ Kết cấu đề tài
Phần I- Khái quát chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triẻn chính thức ODA
Trình bày những kiến thức lý thuyết cơ bản tổng quát về vốn và vốn ODA
Phần II- Xu hướng chuyển dịch luồng vốn ODA vào Việt Nam trong thời gian tới
Trình bày thực trạng huy động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua, qua đó thấy được xu thế luồng vốn ODA vào Việt Nam trong thời kỳ mới.
Phần III- Kiến nghị trong thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời gian tới
Trình bày biện pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ mới ở Việt Nam








CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ODA
1. Lịch sử hình thành ODA
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II , cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước châu Âu thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD). Ngày nay, Tổ chức này không chỉ có thành viên là các nước châu Âu mà còn có Mỹ, Úc , Nhật Bản, Hàn Quốc..v.v. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD lập ra những ủy ban chuyên môn , trong đó Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển.
Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trong thập niên 1960 tổng vốn ODA tăng chậm cho đến những thập kỷ 1970 và 1980 mức viện trợ từ những nước OECD vẫn tăng lên liên tục. Đến những năm 1985 mứ viện trợ đã tăng lên gấp đôi những năm 1970. Thập niên 1990 mức vốn ODA có tăngn nhưng tăng chậm. Đến năm 1991 mức viện trợ ODA đạt con số lớn nhất 69 tỷ USD tính giá năm 1995. Đến năm 1996 nhóm các nhà tài trợ OECD đã viẹn trợ tổng 55,114 tỷ USD bằng 0,25% tổng GDP của các nước này cũng trong năm 1991 tỷ lệ ODA/GNP của nhóm nước ODA là 0,25% so với năm 1995 viện trợ của OECD giảm 3,77 tỷ USD.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 luồng vốn ODA có xu hướng giảm nhẹ đặc biệt Việt Nam đã chính thức thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình xu hướng luồng vốn ODA sẽ có những thay đổi lớn. Do vậy tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA là việc cấp thiết của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Khái niệm
Ủy ban viện trợ phát triển (DAC) của OECD đưa ra khái niệm: Hỗ trợ chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi của các cơ quan chính phủ hay các tổ chức đa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế hay phúc lợi xã hội.


D9xfvbPv8d3ze8J
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status