Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Thuật ngữ học là một trong những lĩnh vực phát triển đầy hứa hẹn của
ngôn ngữ học. Những tìm tòi và khám phá về sự hình thành, phạm vi và ảnh
hưởng của thuật ngữ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ của nhiều ngành khoa học dưới dạng
các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng
Anh, tiếng Hàn…và đặc biệt là tiếng Trung, một ngôn ngữ thông dụng và được
sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Ngôn ngữ không phải là bất biến, với mỗi một
ngôn ngữ ở một quốc gia, tại một thời điểm nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể
sẽ sản sinh ra những từ ngữ mới mang ý nghĩa hoàn toàn mới, và những từ ngữ
này đã và sẽ góp phần làm phong phú hơn nữa ngôn ngữ của quốc gia đó.
Với tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng hơn 30 năm cải cách mở cửa tại
Trung Quốc, dẫn đến việc sản sinh nhiều từ ngữ mới trong đó không thể không
tính là những thuật ngữ mới đã phần nào làm thay đổi diện mạo của tiếng Hán
nói chung và thuật ngữ chính trị xã hội nói riêng. Hơn nữa, thuật ngữ chính trị xã
hội là một lĩnh vực đặc biệt, luôn phản ánh sâu sắc diện mạo chính trị của một
quốc gia, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hơn 25% từ Hán Việt có tư cách là những đơn vị hoạt động tự do không
khác gì các từ thuần Việt (trong tiếng Việt). Các yếu tố Hán Việt nằm trong tiếng
Việt với tư cách là thành viên tiếng Việt. Trong số những từ Hán Việt đó, có
20% đề cập đến lĩnh vực chính trị xã hội.
Thuật ngữ chính trị xã hội trong từ điển “Thuật ngữ chính trị xã hội tiếng
Hán hiện đại”: là những từ chuyên nghiệp mang ý nghĩa, hình thức đặc biệt và
hình thành trong những hoạt động Đảng và chính phủ trong quá trình xử lí sự vụ
nội chính và ngoại giao. Văn kiện báo cáo của các lần đại hội của Đảng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc vận dụng và phổ biến những thuật ngữ chính trị xã
hội cho nhân dân đại chúng. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên
cứu sâu và cụ thể về Thuật ngữ chính trị trong các báo cáo đại hội của Đảng
Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc, vì thế, chúng tui lựa chọn khảo sát thuật ngữ
chính trị trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012– một
trong những báo cáo mang tính trọng đại trong lịch sử Trung Quốc – báo cáo
đường lối mới nhất của ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn xây dựng “Kế hoạch
2015” xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Trung Quốc.
Trong bài luận văn này, tui đi vào nghiên cứu, khảo sát hệ thuật ngữ chính
trị xã hội mới xuất hiện trong Báo cáo của BCH TW ĐCS Trung Quốc tại đại hội
ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, có liên hệ với tiếng Việt, luận văn muốn góp
phần vào việc nghiên cứu sự phát triển của thuật ngữ chính trị xã hội Trung
Quốc nói chung và một số ảnh hưởng tới tiếng Việt nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngôn ngữ phát triển theo thời gian, mang tính lịch sử cụ thể. Vì vậy để có
cái nhìn toàn diện về lịch sử phát triển của một ngôn ngữ nào đó thì việc nghiên
cứu diện mạo của từng bộ phận của nó trong từng giai đoạn là rất cần thiết. Sự
phát triển của ngôn ngữ nói chung gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nghiên
cứu thuật ngữ trong ngôn ngữ học cũng là một trong những đóng góp lớn của
ngành nghiên cứu ngôn ngữ học.
Trên thế giới đã từng xuất hiện nhiều nhà ngôn ngữ học công bố những
công trình nghiên cứu ngôn ngữ mang tầm vóc lớn như nhà ngôn ngữ học người
Mỹ Bloomfield Leonard. Ông là một trong những nhà ngôn ngữ học dẫn đầu cho
sự phát triển ngôn ngữ học cấu trúc tại Hoa Kỳ trong những năm 1930, 1940. Sự
ảnh hưởng của cuốn sách “Language”, London, 1935 của ông đã mô tả toàn diện
ngôn ngữ học cấu trúc Mỹ. Ngoài những đóng góp cho nền ngôn ngữ Hoa Kỳ, ông còn có đóng góp đáng kể cho lịch sử ngôn ngữ Ấn – Âu, mô tả các ngôn ngữ
Nam Đảo.
Emeneau Murray Barnson là giáo sư lừng danh, người đã sáng lập ra sở
Ngôn ngữ học tại trường đại học California cũng đã có nghiên cứu về vấn đề
ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ pháp học tiếng Việt. Năm 1951 ông cho ra đời tác
phẩm: “ Studies in Vietnamese (Annamese) grammar” , University of California.
Những tác phẩm của các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến
nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam.
Nghiên cứu ngôn ngữ học không chỉ phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, mà
từ lâu các nước Châu Á cũng đã tiến hành nghiên cứu để thấy được sự phát triển
của ngôn ngữ quốc gia. Trung Quốc là một đất nước có bề dày về lịch sử văn hóa.
Tiếng Hán là thứ tiếng được dùng phổ biến ở Trung Quốc, và nó có tầm ảnh
hưởng lớn đến các nước trong và ngoài khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên…và Việt Nam. Việt Nam có những hơn 1000 năm chịu dưới sự thống trị
của các nhà nước triều đình phong kiến Trung Quốc, nên Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi văn hóa Hán và đặc biệt là ngôn ngữ từ phương Bắc tràn xuống. Cho đến
ngày nay, ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt vẫn còn rất sâu sắc, các yếu tố
Hán còn tồn tại và phong phú thêm yếu tố Việt trong tiếng Việt. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt của các học
giả Trung Hoa cũng như Việt Nam, một số tác giả tiêu biểu như: Sử Hữu Vi “Từ
ngoại lai trong tiếng Hán” nhà xuất bản Thương Vụ, 2000; Phạm Văn Khoái
“Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” Đề tài
đặc biệt cấp Đại học quốc gia, mã số: QG.0313, Hà Nội, 2005; Nguyễn Thiện
Giáp “Từ vựng học tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1985; Nguyễn Văn
Khang “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, học viện khoa học xã hội, 2006.
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt,
nhưng hiện tại chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu vể thuật ngữ chính trị xã hội trong các báo cáo chính trị đại hội ĐCS Trung Quốc cũng như Việt Nam.
Nên trong bài luận văn này, tui đi sâu tìm hiểu nghiên cứu diện mạo thuật ngữ
chính trị xã hội trong “Báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm
2012”, tìm ra những thuật ngữ mới xuất hiện trong giai đoạn 1978 đến 2012,
thông qua cuốn từ điển “现代汉语新词语词典” “Từ điển tân từ ngữ Hán ngữ
hiện đại” do Kháng Thế Dũng, Lưu Hải Nhuận chủ biên, nhà xuất bản Từ Thư,
Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 4 năm 2000 và cuốn “Nghiên cứu về lịch sử tư
tưởng” do Kim Quan Đào, Lưu Thanh Phong chủ biên, nhà xuất bản Pháp Luật,
từ đó liên hệ so sánh với từ tiếng Việt ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Khảo sát thuật ngữ và thuật ngữ chính trị xã hội trong “Báo cáo chính trị
của BCH TW ĐCS Trung Quốc tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm
2012”.
Phạm vi thời gian: Khảo sát các thuật ngữ trong “Báo cáo chính trị tại đại
hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012” so sánh đối chiếu với
từ điển “现代汉语新词语词典” “Từ điển tân từ ngữ Hán ngữ hiện đại” do
Kháng Thế Dũng, Lưu Hải Nhuận chủ biên, nhà xuất bản Từ Thư, Thượng Hải,
Trung Quốc, tháng 4 năm 2000, cuốn “Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng” do Kim
Quan Đào, Lưu Thanh Phong chủ biên, nhà xuất bản Pháp Luật.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua khảo sát từ đơn tiết và từ đa tiết trong báo cáo đại hội ĐCS
Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012, chúng tui rút ra được danh sách các thuật
ngữ và thuật ngữ mới mới xuất hiện trong báo cáo đại hội đảng lần thứ 19, sau
đó phân tích đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, nội dung. Luận văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu sự phát triển thuật ngữ chính trị xã hội của
Trung Quốc nói chung và một số ảnh hưởng tới tiếng Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục đích trên, luận văn đề ra nhiệm vụ như sau:
1) Khảo sát sự hiện diện vốn từ trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc
lần thứ XVIII.
2) Các biểu hiện mới về từ ngữ và nghĩa.(So sánh với năm 1978)
3) Liên hệ với Việt Nam.
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp như:
phân tích thống kê số lượng, phân loại; phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa thuật ngữ
so sánh liên hệ với tiếng Việt.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn về khảo sát thuật ngữ chính trị xã
hội trong báo cáo tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, góp phần vào
nghiên cứu đặc điểm của thuật ngữ chính trị xã hội tại Trung Quốc, sự ảnh
hưởng của những thuật ngữ đó đối với tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ
giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc dạy và học tiếng Việt và tiếng
Hán. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Hán của sinh viên và cán bộ nghiên cứu
trong ngành.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao
gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài Chương 2. Diện mạo từ ngữ trong báo cáo chính trị tại đại hội ĐCS Trung Quốc
lần thứ XVIII năm 2012
Chương 3. Khảo sát thuật ngữ mới trong Báo cáo và liên hệ với Việt Nam.
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về thuật ngữ chính trị xã hội
1.1.1. Thuật ngữ
1.1.1.1. Thế nào là thuật ngữ?
Thuật ngữ là một đề tài có sức cuốn hút đối với nhiều nhà nghiên cứu
khoa học trên thế giới cũng như ở Trung Quốc. Hiện nay trong ngôn ngữ học có
một số lượng vô cùng lớn các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ, thậm chí còn
có thể viết cả một cuốn sách về “Khái niệm thuật ngữ là gì?”. Vậy thế nào là
thuật ngữ?
Có những định nghĩa chỉ ra sự phân định giữa một bên là thuật ngữ còn
một bên là từ thông thường. Cả về hình thức và nội dung không thể tìm thấy ranh
giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn thuật ngữ.
Đường ranh giới hiện thực, khách quan giữa hai loại từ này về thực chất là một
đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn
tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với
đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến.
Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt
– đó là chức năng gọi tên.
Theo cuốn “Từ điển Tân Hoa” Trung Quốc, thuật ngữ là: 各门学科中用
以表示严格规定的意义的专门用语 Từ ngữ chuyên môn biểu thị ý nghĩa quy
định nghiêm ngặt trong các môn khoa học. Thuật ngữ không phải là những từ


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status