Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết và mục tiêu của luận văn................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi và đóng góp mới của luận văn.................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Nguồn tư liệu và bố cục của luận văn ........................................................................ 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .......... 6
1.1 Một số nội dung về lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................... 6
1.2 Ngôn ngữ toàn dân, phương ngữ và thổ ngữ............................................................ 9
1.3 Từ và từ địa phương ................................................................................................. 13
1.4 Đặc điểm âm tiết và lược đồ (cấu trúc) âm tiết tiếng Việt..................................... 16
1.5 Đặc điểm của phụ âm, nguyên âm, thanh điệu tiếng Việt..................................... 18
1.6 Chuẩn ngôn ngữ và một số hiện tượng lệch chuẩn trong tiếng Việt.................... 23
1.7 Giới thiệu tổng quan khu vực Hà Nội mới. Ý nghĩa và tính thời sự
của nghiên cứu này ................................................................................................... 25
1.8 Về khái niệm “tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội”................................................. 27
1.9 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM- TỪ VỰNG
CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI ......................................................... 32
...............................................................................................................................................
2.1 Mô tả theo hình thức ghi âm bảng từ...................................................................... 32
2.2 Mô tả theo hình thức phỏng vấn.............................................................................. 41
2.3 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG
TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI ........................ 50
3.1 Phân tích các đặc trưng ngữ âm khác biệt của
một số thổ ngữ ở Hà Nội so với tiếng toàn dân ...................................................... 50
3.1.1 Khác biệt về phụ âm................................................................................................ 50
3.1.2 Khác biệt về nguyên âm.......................................................................................... 71
3.1.3 Khác biệt về thanh điệu .......................................................................................... 78
3.2 Phân tích các đặc trưng từ vựng khác biệt của một số thổ ngữ ở Hà Nội so với
tiếng toàn dân ....................................................................................................................... 97
3.3 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 100
Ế 1. Tính cấp thiết và mục tiêu của luận văn
1.1 Tính cấp thiết của luận văn
Ngày 1/8/2008, địa giới hành chính Hà Nội chính thức được mở rộng. Hà Nội
nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Sau khi điều chỉnh
địa giới hành chính, hiện nay thành phố Hà Nội rộng 334.470 ha và dân số hiện tại là
6.232.940 người.
Hiện nay, những nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ của Hà Nội mới còn ít. Có thể
nói, công trình nghiên cứu tiếng địa phương một số vùng trong khu vực Hà Nội mới,
cụ thể là Nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm để phân biệt các thổ ngữ Hà Nội, ứng
dụng trong giám định nhận dạng tiếng nói là một trong những nghiên cứu đầu tiên
về ngôn ngữ của Hà Nội mới hiện nay. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần nhận
diện công dân thành phố thông qua giọng nói và phục vụ cho những ứng dụng của
ngôn ngữ học về mặt khoa học - hình sự. Trong hoạt động điều tra hình sự, việc thu
thập được giọng nói của đối tượng gây án hay những người có liên quan phục vụ
hoạt động giám định, trên cơ sở đó xác định đối tượng gây án, trách nhiệm hình sự có
ý nghĩa quan trọng, cần thiết. Hoạt động giám định nhận dạng giọng nói phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như phương ngữ, ngữ âm, âm điệu, âm tiết, thổ ngữ vùng miền…của
mẫu so sánh cũng như âm thanh giọng nói thu thập được. Để nâng cao hiệu quả phục
vụ công tác giám định giọng nói cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ các nội dung này.
Với nghiên cứu này, chúng tui cũng muốn tìm hiểu về lời ăn tiếng nói, văn hóa của
một số nơi trong khu vực Hà Nội mới, qua đó tìm hiểu về nếp sống sinh hoạt, phong
tục tập quán của người Hà Nội hiện nay. Đây cũng sẽ là nguồn tư liệu quý giá giúp
các nhà nghiên cứu có thêm những kiến thức mới về Hà Nội hiện nay, đặc biệt là về
mặt ngôn ngữ, văn hóa. 1.2 Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu đặc trưng âm vị đoạn tính của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất,
Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc trưng của hệ thống thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính) của thổ
ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm về từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất,
Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội.
- Nghiên cứu các tiêu chí phân vùng thổ ngữ ở Hà Nội mới mở rộng.
- Bước đầu thử nghiệm xây dựng hệ thống đặc trưng ngữ âm giúp giám định
nhanh thổ ngữ ở Hà Nội mới mở rộng.
2. Đối tượng, phạm vi và đóng góp mới của luận văn
2.1 Đối tượng, phạm vi
Đối tượng và phạm vi của luận văn là các đặc trưng ngữ âm và một số đặc
trưng từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ,
Hoài Đức - Hà Nội.
2.2 Đóng góp mới của luận văn
2.2.1 Về mặt lí luận
- Đóng góp về lí thuyết vào việc nghiên cứu tiếng địa phương của các huyện
Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức.
- Góp phần nhỏ vào việc xây dựng lí luận, phương phương pháp nghiên cứu về
tiếng địa phương một số vùng trong khu vực Hà Nội mới theo góc độ ngôn ngữ học.
2.2.2 Về mặt thực tiễn
- Công trình nghiên cứu giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về các đặc trưng ngữ âm- từ
vựng ở một số xã của các huyện các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc
Thọ, Hoài Đức - Hà Nội so với tiếng toàn dân.
- Việc mô tả và phân tích các đặc trưng ngữ âm khác biệt và một số đặc điểm về
từ vựng trong tiếng địa phương của người dân ở một số xã của các huyện các huyện

P7589hXIQw5t4X5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status