Nghiên cứu đối chiếu câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong tiếng Hán, câu bị động là một loại câu mà các nhà Hán ngữ học
đã quan tâm đến. Các cách biểu hiện của câu bị động đã trờ thành
một chuyên đề khá phong phú. Tuy nhiên, về mặt cấu trúc – ngữ nghĩa , so
với tiếng Việt, vẫn chưa có ai nói đến. Do đó hướng nghiên cứu của luận văn
này là phân tích đối chiếu ngôn ngữ trên bình diện cấu trúc – ngữ nghĩa biểu
hiện của câu bị động. Cụ thể, luận án tập trung miêu tả các đặc trưng cấu
trúc – ngữ nghĩa của câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt. Trong quá trình
nghiên cứu, tiếng Hán sẽ được coi là ngôn ngữ cơ cở và tiếng Việt là ngôn
ngữ đối chiếu.
Qua việc tìm hiểu về cấu trúc – ngữ nghĩa câu bị động ở hai ngôn ngữ
Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về khoa học : Xét về mặt lý luận, việc nghiên cứu ngữ pháp, đặc biệt
là cấu trúc của đơn vị câu là một trong những nội dung rất quan trọng của việc
nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ dù việc nghiên cứu dựa trên ngữ pháp truyền
thống hay ngữ pháp hiện đại. Câu bị động là một là một hiện tượng có tính
phổ quát hay có tính loại hình ? Câu bị động có gi chức năng trong giao tiếp ?
Hiện nay, việc nghiên cứu đối chiếu đặc biệt là những ngôn ngữ không cùng
loại hình như tiếng Hán và tiếng Việt, phản ánh những nền văn hoà khác nhau
của những cộng đồng người sử dụng vẫn chưa nhiều và chưa có tính hệ thống.
Do đó việc nghiên cứu đối chiếu cẩu trúc –ngữ nghĩa câu bị động tiếng Hán
và tiếng Việt sẽ góp phần làm phông phú lý luận của ngữ pháp liên hệ với câu
và làm bộc lộ được đặc trưng loại hình của từng ngôn ngữ.
- Về thực tiễn: Việc tìm hiểu về cấu trúc – ngữ nghĩa câu bị động ở
hai ngôn ngữ Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ..

B1Fi3rGW2pPHQEX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status