Khảo sát giá trị liên kết và ngữ nghĩa của các từ nối theo phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt (Trên cơ sở dữ liệu truyện ngắn của ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời ngay từ buổi đầu sơ khai đã luôn có nhu cầu giao tiếp, trao đổi
thông tin. Ngƣời ta có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phƣơng tiện nhƣng phƣơng
tiện cơ bản và quan trọng nhất để con ngƣời thực hiện chức năng giao tiếp chính là
ngôn ngữ. Đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp không phải là một từ,
một câu, hay những câu rời rạc mà bằng những phát ngôn có liên quan với nhau -
các phát ngôn tạo thành một văn bản. Nói nhƣ M. A. K. Halliday, 1960: "Đơn vị cơ
bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, không phải là từ hay câu mà là văn bản".
Văn bản là đối tƣợng nghiên cứu của bộ môn ngôn ngữ học văn bản ra đời
vào những năm 50 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản
luôn thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam, và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ. Có thể kể ra những đại diện
tiêu biểu nhƣ: M.A.K.Halliday & R.Hasan (1976), I. P.Gal’perin (1987), O. I.
Moskal’skaja (1998), Trần Ngọc Thêm (1985), Diệp Quang Ban (1994), Nguyễn
Thị Việt Thanh (1999),...
Một đặc trƣng cơ bản, quan trọng nhất của văn bản là tính liên kết. Các câu
trong văn bản gắn bó với nhau theo những phƣơng thức nhất định và bằng những
phƣơng tiện nhất định. Có rất nhiều phép liên kết đƣợc sử dụng trong văn bản nhƣ:
phép lặp, phép thế,phép nối, phép đối, phép tỉnh lược,...
Phép nối là phép liên kết dùng các phƣơng tiện nối cụ thể là các từ (cụm từ)
nối để tạo nên mối liên hệ trên văn bản. Các từ (cụm từ) nối này đƣợc phân loại
theo nhiều phạm trù khác nhau: phạm trù hợp - tuyển, phạm trù nguyên nhân - kết
quả, phạm trù thời gian - không gian, phạm trù thừa nhận - khẳng định,... Việc
nhận diện dựa trên các từ (và cụm từ nối) tƣờng minh trên văn bản.
Quan hệ tƣơng phản đƣợc hiểu nhƣ một cách nói thông thƣờng trong đời
sống hàng ngày. Tiếng Việt thƣờng nhấn mạnh vế thứ hai trong mối quan hệ tƣơng
phản. Bởi tâm lý thích hoa mỹ, từ từ đi vào vấn đề, cũng nhƣ cách diễn đạt "vòng
vo, tam quốc" nên vế thứ hai trong mối quan hệ tƣơng phản này luôn đóng vai trò
trung tâm và luôn đƣợc chú trọng. Chính vì lẽ đó ngƣời Việt rất thích thao tác lập
luận theo hƣớng phản đề: tức nêu ra môṭ ý kiến , sau đó lại đƣa ra môṭ ý kiến ngƣơc ̣
lại - đó mới chính là dun ̣ g ý của ngƣời viết. Mối liên kết ngữ nghĩa giữa lập đề -
phản đề đƣợc thể hiện bằng các từ (cụm từ) nối theo phạm trù tƣơng phản. Mỗi một
từ nối tạo ra các giá trị ngữ nghĩa khác nhau.
Để góp phần tìm hiểu thêm về phép nối, trong luận văn này, chúng tui sẽ đi
vào tìm hiểu một lĩnh vực nhỏ trong phƣơng thức liên kết nối, đó là: "Giá trị liên
kết và giá trị ngữ nghĩa của các từ nối theo phạm trù tƣơng phản (trên cơ sở tƣ
liệu truyện ngắn của ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc
Tƣ)". Có thể khẳng định tuy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới phép
liên kết nối theo một phạm trù nhỏ nhƣng chƣa có công trình nào xem xét mối liên
kết ngữ nghĩa giữa các câu có chứa các từ nối thể hiện ý nghĩa tƣơng phản môṭ cách
hê ̣thống và chi tiết.
2. Mục đích, ý nghĩa đề tài
2.1 Mục đích
Chúng tui thực hiện khảo sát các phép liên kết nối mà cụ thể là các từ nối
theo phạm trù tƣơng phản trong truyện ngắn của ba tác giả nhằm mục đích tìm hiểu
cách thức sử dụng cũng nhƣ vai trò của các phƣơng tiện liên kết nối trong văn bản
đƣợc khảo sát. Qua đó thấy đƣợc giá trị liên kết và giá trị ngữ nghĩa cũng nhƣ vai
trò của nó trong việc hình thành phong cách tác giả qua việc sử dụng từ nối theo
phạm trù này.
2.2 Ý nghĩa
- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu về giá trị liên kết và giá trị ngữ nghĩa của
các từ nối theo phạm trù tƣơng phản là một bộ phận rất nhỏ nằm trong phƣơng thức
liên kết nối nói riêng và hệ thống các phƣơng thức liên kết nói chung đƣợc sử dụng
trong việc tạo lập văn bản. Ở một chừng mực nào đó, luận văn của chúng tui góp
thêm một tiếng nói nhằm hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống các phƣơng thức liên
kết trong văn bản tiếng Viêṭ.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn của chúng tui sẽ giúp cho công tác giảng dạy
văn bản và liên kết văn bản trong nhà trƣờng hiệu quả hơn, trợ giúp giáo viên vận
dụng đúng lý thuyết liên kết văn bản vào dạy liên kết câu cho học sinh thông qua
việc xây dựng, thiết kế bài giảng thích hợp khi dạy các từ nối cụ thể. Qua đó giúp
cho ngƣời học nắm vững lý thuyết và áp dụng hiệu quả hơn vào quá trình tạo lập
văn bản (cả viết và nói).
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài của chúng tui thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Xác định một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài để định hƣớng cho
việc nghiên cứu.
- Khảo sát các từ nối theo phạm trù tƣơng phản trong từng tập truyện ngắn,
tiến hành so sánh và nhận xét.
- Tìm hiểu giá trị liên kết và giá trị ngữ nghĩa của các từ nối thể hiện trong
các truyện ngắn. Qua đó rút ra những nhận xét về cách thức sử dụng các từ nối
trong việc hình thành phong cách tác giả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê - phân
loại, phƣơng pháp phân tích - mô tả, phƣơng pháp phân tích so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Chúng tui sử dụng phƣơng pháp này để
thu thập các phát ngôn và các ngữ cảnh chứa từ nối mà chúng tui khảo sát trên tƣ
liệu truyện ngắn của ba tác giả. Sau đó chúng tui tiến hành phân loại chúng thành
từng nhóm.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tui sử dụng phƣơng pháp phân tích
để phân tích đặc điểm của từng nhóm từ nối theo phạm trù tƣơng phản. Trên cơ sở
phân tích đó chúng tui sẽ tổng hợp số liệu để có thể rút ra những kết luận.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu ngữ nghia ̃ : Chúng tui sử dụng phƣơng
pháp so sánh để nêu lên thực trạng sử dụng từ nối theo phạm trù tƣơng phản trong
các tuyển tập truyện ngắn của ba tác giả mà chúng tui khảo sát.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tui chỉ đề cập tới phƣơng thức liên
kết nối, cụ thể là các từ nối theo phạm trù tƣơng phản dựa trên cứ liệu thống kê
trong các văn bản truyện ngắn của ba tác giả ở ba thời kỳ là Nam Cao, Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ.
6. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục là tập
hợp các phát ngôn mà chúng tui khảo sát có chứa các từ nối theo phạm trù tƣơng
phản trong các văn bản truyện ngắn thì phần nội dung chính gồm 3 chƣơng đƣợc
sắp xếp nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Giá trị liên kết của các từ nối theo phạm trù tƣơng phản trong các truyện
ngắn của Nam Cao, Nguyên ̃ Huy Thiêp ̣ , Nguyên ̃ Ngoc ̣ Tƣ.
Chƣơng 3: Giá trị ngữ nghĩa biểu hiện của các từ nối theo pham ̣ trù tƣơng phản
trong các truyên ̣ ngắn của Nam Cao , Nguyên ̃ Huy Thiêp ̣ , Nguyên ̃ Ngoc ̣ Tƣ và sự
hình thành phong cách tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


t0AB2ER9bxcZPP7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status