Thiết kế bài tập hoá học dựa trên thí nghiệm mô phỏng Áp dụng cho chương Halogen và chương Oxi - lưu huỳnh hoá học lớp 10 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Phần I: Mở đầu…Trang
1. Lí do chọn đề tài. …. 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
3. Mục đích - nhiệm vụ - phương pháp nghiên cứu …. 5
4. Giả thiết khoa học…. 6
5. Đóng góp của đề tài 6
Phần II: Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài .
1.1 Những xu hướng phát triển của bài tập hiện nay7
1.2 Một số khái niệm về thí nghiệm mô phỏng8
- Thí nghiệm mô tả bằng hình vẽ và lời… 8
- Thí nghiệm mô tả bằng hình ảnh động (thí nghiệm ảo). 8
- áp dụng thí nghiệm mô phỏng trong giảng dạy… 9
Chương 2: Thiết kế bài tập hoá học dựa trên các thí nghiệm mô phỏng
2.1 Cơ sở thiết kế bài tập hoá học dựa trên các thí nghiệm mô phỏng 10
2.2 Thiết kế bài tập sử dụng thí nghiệm mô phỏng.11
2.2.1 Thí nghiệm tính chất vật lí.11
2.2.2 Thí nghiệm tính chất hoá học…14
2.2.3 Thí nghiệm điều chế29
2.3 Sử dụng bài tập thí nghiệm mô phỏng…33
2.3.1 Trong giờ luyện tập. 33
2.3.2 Trong giảng dạy bài mới…47
2.4 Đề xuất một số bài tập…49
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm. … 59
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm…59
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm59
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm…. 60


Phần III: Phụlục
1. Kết luận64
2. Bài soạn67
3. Tài liệu tham khảo. 77
Phần I: Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 - thế kỷ của khoa học kỹ thuật, công nghệ và trí tuệ con người. Xu thế của thời đại đòi hỏi những con người trong thế kỷ mới phải nắm vững, vận dụng và sáng tạo tri thức không ngừng.
Trải qua một thời gian dài chiến tranh ác liệt, nước Việt Nam đang trên đà phát triển, mở cửa và hội nhập, thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng x• hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước, thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh x• hội công bằng dân chủ, văn minh. Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đặt ra cho giáo dục yêu cầu phải đào tạo được một thế hệ trẻ năng động, thông minh, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh, có kỹ năng và kiến thức toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục trong thời kỳ mới phải đổi mới toàn diện về cả nội dung và phương pháp, đặc biệt là phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học phải thực sự hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, phát triển tư duy, trí tuệ học sinh.
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, bên cạnh phát triển kiến thức còn đòi hỏi phát triển ở học sinh các kĩ năng làm thí nghiệm. Thực tế cho thấy việc dạy học hoá học ở các trường phổ thông còn rất nhiều vấn đề cần bàn. Phương pháp được sử dụng chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình: Thầy nói, trò ghi. Thầy tập trung truyền thụ kiến thức, trò cố gắng nhớ máy móc, chính điều đó đ• đẩy học sinh vào vị trí thụ động, kìm h•m sự phát triển sáng tạo. Bên cạnh đó, việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy còn rất hạn chế. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Điều kiện phương tiện, thiết bị dạy học ở hầu hết các trường phổ thông còn thiếu, các hoá chất quá thời hạn sử dụng, biến chất, ít được bổ sung, tâm lí giáo viên ngại sử dụng thí nghiệm do thiếu thời gian chuẩn bị,việc làm thí nghiệm trong giờ dạy lại chiếm rất nhiều thời gian hay điều kiện không cho phép. Do đó, cần có một phương pháp dạy học mới vừa giáo dục được kĩ năng thí nghiệm cho học sinh, vừa phát triển tư duy sáng tạo, lại phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đa số trường phổ thông hiện nay. Đó chính là phương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Thông qua những bài tập được khai thác từ các thí nghiệm, mô tả lại các hiện tượng thí nghiệm, từ đó giúp học sinh phần nào hình dung lại các quá trình thí nghiệm, tiếp thu và nắm vững kiến thức hoá học.
Vì các lí do đó, chúng tui đ• chọn đề tài:
“Thiết kế bài tập hoá học dựa trên các thí nghiệm mô phỏng”
(áp dụng chương “ Halogen” và chương “ Oxi - Lưu huỳnh”, hoá học lớp 10)
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đ• có rất nhiều công trình nghiên cứu về các bài tập hoá học được in thành sách, trong các sách bài tập hoá học đó hầu hết đều có bài tập hoá học thực nghiệm nói chung và bài tập sử dụng thí nghiệm mô phỏng nói riêng nhưng chưa có cuốn sách nào viết riêng cho bài tập mô phỏng thí nghiệm.
- Một số tác giả: Đào Hữu Vinh, Cao Cự Giác, Lê Văn Hồng, Phạm Thị Minh Nguyệt, Trần Thị Kim Thoa, Phan Sĩ Thuận, V.X.Pôlôxin, Quan Hán Thành, Nguyễn Đức Vận,
- Một số công trình đ• được công bố:
a. Lê Văn Hồng -Giải toán hoá học 10 - Nhàxuất bản Giáo dục, 1998
b. V.X.Pôlôxin -Thí nghiệm hoáhọc vô cơ ở trường phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội, 1975.
c. Trịnh Ngọc Châu -Giáo trình thực tập hoá vô cơ - NXB Đại học Quốc gia - Hà Nội, 2001.
d. Cao Cự Giác- Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học “ Tập 1 - Hoá học vô cơ - NXB Giáo dục”, 2003.
e. Cao Cự Giác-Hướng dẫn giải nhanh bài tập hoá học, “ Tập 3 - NXB Đại học Quốc gia - Hà Nội, 2002.
g. Cao Cự Giác-Nguyễn Thị Từ - Xây dựng qui trình giải bài tập hoá học định lượng. (Hội thảo khoa học kỷ niệm 40 năm thành lập khoa hoá học, Thông báo khoa học - Đại học Vinh số 26/2001).
Nhìn chung các công trình trên đ• nêu ra những bài tập hoá học trong giảng dạy. Song chưa được áp dụng vào việc thiết kế bài giảng ở trường phổ thông qua hệ thống bài tập.
2. Mục đích , nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

A/ Mục đích đề tài
Sử dụng các bài tập hoá học đơn giản, ngắn gọn, dựa trên các thí nghiệm hoá học của từng bài học trong sách giáo khoa để thiết kế các bài giảng theo hướng“hoạt động hoá người học” trong phạm vi chương “ Halogen” và chương “ Oxi - Lưu huỳnh”, hóa học lớp 10.
Kiến thức truyền thụ trong bài giảng được xây dựng theo quan điểm, giáo viên là người mô tả, nêu hiện tượng thí nghiệm, học sinh tự khám phá và lĩnh hội những kiến thức thông qua các bài tập.
B/ Nhiệm vụ đề tài
Giải quyết một số vấn đề :
- Đưa ra khái niệm về thí nghiệm mô phỏng.
- Xây dựng hệ thống bài tập có khả năng thiết kế được nội dung bài giảng theo yêu cầu sách giáo khoa, tương ứng từng phần của bài giảng.
- Thiết kế một số bài soạn mẫu sử dụng bài tập thí nghiệm mô phỏng và đưa vào thực nghiệm sư phạm.



C/ Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách giáo viên,. có liên quan.
- Khảo sát thực tiễn ở trường phổ thông, ngoài ra còn dùng các phương pháp hỗ trợ như quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên.
- Phương pháp điều tra cơ bản: Test - phỏng vấn - dự giờ.
- Thực nghiệm sư phạm .
- Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp toán học thống kê.
3. Giả thiết khoa học
Nếu có được hệ thống bài tập làm nguồn tư liệu cho việc thiết kế nội dung các bài giảng sẽ góp phần phát triển năng lực tiếp thu môn hoá học cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở nhà trường phổ thông.
4. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ nội dung của phương pháp dạy học trong đó việc sử dụng các bài tập thí nghiệm mô phỏng được xem là chủ đạo.
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp một hệ thống bài tập (Chương “ Halogen” và chương “ Oxi - Lưu huỳnh” ) làm nguồn tư liệu để thiết kế các bài giảng theo nội dung SGK, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

A57U7YPQcKf4rK6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status