Câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp tư sản - pdf 26

Link tải miễn phí tài liệu ôn thi

Câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp tư sản
1. Phân tích vai trò của đảng phái chính trị trong việc tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản?
- Đảng phái chính trị (ĐPCT) : là tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp xã hội nhất định, sự tồn tại của đảng gắn liền cuộc đấu tranh giành chính quyền để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình
* Phân tích :
- ĐPCT vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Hoạt động của đảng phải chính trị đôi khi đã làm cho các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động không theo đúng tinh thần của pháp luật.
Ví dụ : Theo quy định của pháp luật Anh, nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng. Tuy nhiên, hiện nay nữ hoàng Anh không thể bổ nhiệm ai khác ngoài thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện làm Thủ tướng.
- Ỏ nhà nước tư sản, bầu cử là cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái chính trị. các đảng phái chính trị trở thành Đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử Tổng thống (ở chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa lưỡng tính)
- Ở nhà nước tư sản, nếu không phải là đảng viên của các đảng phái chính trị thì rất khó trở thành Thủ tướng (hay tổng thống ở chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa lưỡng tính).
- Các đảng phái chính trị không cầm quyền, đóng vai trò đối lập với Đảng cầm quyền.
Ví dụ : Ở nước Anh, ngoài chính phủ đang cầm quyền, pháp luật còn cho phép thành lập “Nội các bóng tối” của Đảng đối lập. Nhiệm vụ cụ thể của Đảng đối lập là tìm ra những khiếm khuyết của Đảng cầm quyền để công kích và tiến tới lật đổ Chính phủ của Đảng cầm quyền. Chính sự đối lập này có tác dụng nhất định, làm cho Đảng cầm quyền thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định của mình.
2. Tại sao nói sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật?
- Đảng phái chính trị : là tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp xã hội nhất định, sự tồn tại của đảng gắn liền cuộc đấu tranh giành chính quyền để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
- Đảng phái chính trị có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản thể hiện ở chỗ sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật; là nguyên nhân làm cho hiến pháp tư sản mang tính giả tưởng, không có hiệu lực pháp lý trên thực tế. Ví dụ như ở các nước theo chính thể đại nghị, pháp luật quy định nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước) được quyền lựa chọn và bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ nhưng trên thực tế nguyên thủ quốc gia không được tự ý mình lựa chọn và bổ nhiệm thủ tướng chính phủ mà chỉ được lựa chọn thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện làm thủ tướng (điều nay Hiến pháp không quy định) vì sức ép của đảng phái. Nếu bổ nhiệm người khác thì nghị viện với đa số ghế của đảng đang cầm quyền sẽ không phê chuẩn ý trí của nguyên thủ quốc gia. Điều này thể hiện việc nhân dân thông qua lá phiếu của mình đã chọn thủ tướng và đảng cầm quyền cho mình.
Mặt khác, cũng theo quy định của hiến pháp thì chính phủ do nghị viện thành lập ra. Nếu chính phủ hoạt động không hiệu quả thì nghị viện có quyền lật đổ chính phủ nhưng quy định này ít được áp dụng trên thực tế vì khi chính phủ hoạt động không hiệu quả chính phủ sẽ đạt ra vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm thì các đảng viên của đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện vẫn bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ (nghị viện lại hoạt động theo đa số) thì vấn đề lật đổ chính phủ sẽ không thực hiện được.
Nhà nước theo chính thể đại nghị đề cao vai trò của nghị viện nhưng chính sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho vai trò của nghị viện bị giảm xuống. Ví như chính phủ đạt ra vấn đề giải tán nghị viện thì quyết định này sẽ dễ thành công hơn vì được sự đồng thuận của đảng viên của đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện biểu quyết đồng ý giải tán nghị viên dẫn đến nghị viện bị giải tán. Chính những điều này cho thấy sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật
3. So sánh các chính thế nhà nước với nhau.
- Giữa chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa đại nghị:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng. Tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của nghị viện. Chính phủ đều do nghị viện thành lập ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tuyên bố nguyên tắc “nguyên thủ quốc gia vô trách nhiệm” (chữ ký phó thự). Vai trò của nguyên thủ quốc gia được đánh giá cao khi đất nước gặp khủng hoảng.



3LA5J2qRQwjlI65
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status