Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2007-2008 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Định và khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. 3
1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới, trong nước và nhận thức về tăng huyết áp 3
1.3. Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp. 7
1.4 Tổn thương cơ quan đích. 13
1.5. Tiến triển của bệnh tăng huyết áp. 15
1.6. Điều chỉnh lối sống để làm giảm các yếu tố nguy cơ ở người bệnh tăng huyết áp 16
1.7. Điều trị bệnh tăng huyết áp. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 27
2.3. Các phương pháp xử lý số liệu. 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân trong nghiên cứu. 42
3.2. Kết quả khảo sát kiến thức thái độ thực hành của người bệnh đối với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp. 49
3.3. Kết quả quản lý bệnh nhân tăng huyết áp. 55
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân được quản lý. 63
4.2. Sự thay đổi về kiến thức, thái độ thực hành của người bệnh tăng huyết áp đối với các yếu tố nguy cơ gây bệnh. 68
4.3. Kết quả quản lý bệnh nhân tăng huyết áp. 77

4.4. Tuân thủ điều trị 794.5. Kiểm soát tăng huyết áp. 80
4.6. Bàn luận về sự thay đổi huyết áp, nhịp tim và các thông số xét nghiệm trước và sau nghiên cứu. 82
4.7. Bàn luận về biến chứng trong quá trình nghiên cứu. 82
KẾT LUẬN 84
KIẾN NGHỊ. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý mạn tính, tăng dần và nguy hiểm. Đây
là một bệnh phổ biến, thường gặp xu hướng tăng nhanh, từ lâu đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu của y học thế giới, bệnh thường gặp ở các nước phát triển cũng
như các nước đang phát triển . Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ tăng huyết áp
trên thế giới năm 2000 là 26,4% (một tỷ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người
mắc) vào năm 2025 [2] và 7,1 triệu người chết hàng năm do tăng huyết áp gây ra.
Tại Việt Nam những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp mới chỉ 1%, năm 1976 là 1,9%,
người trưởng thành ở Miền Bắc nhưng đến năm 2001-2002 là 16,32% [29]. Riêng
khu vực nội thành Hà Nội năm 2002 là 23,2% [2], thành phố Hồ Chí Minh năm
2004 là 21,89% [ 40].
Bệnh tăng huyết áp tiến triển âm thầm, hủy hoại cơ thể từ từ và liên tục,
bệnh gây chết người đột ngột hay từ từ thông qua tổn thương các cơ quan đích như
tim, não, thận, mắt, động mạch ngoại vi [8] và rút ngắn tuổi thọ từ 10 năm đến 20
năm nếu không được điều trị. Các thử nghiệm lâm sàng lớn đều chứng minh 2 biện
pháp điều trị dùng thuốc và thay đổi lối sống sẽ cải thiện ngoạn mục tình trạng bệnh
ở người tăng huyết áp. Tăng huyết áp vô căn chiếm tỷ lệ 92-94% [94] và tăng huyết
áp là bệnh lý mạn tính nên việc chữa trị gần như là suốt đời, trừ tỷ lệ còn lại là tăng
huyết áp thứ phát sau khi triệt căn được nguyên nhân sinh bệnh không phải điều trị.
Trên thực tế giữa nhận thức và xử lý của cộng đồng về tăng huyết áp còn
chưa tốt, theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh năm 1992 trên 1.716 người tăng huyết
áp thì có 67,5% là không biết bệnh, 15% biết bệnh nhưng không điều trị, 13,5%
điều trị nhưng thất thường không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng. Nghiên cứu
của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho biết trong 818 người được phát hiện
tăng huyết áp có điều trị tăng huyết áp là 27,09%, không điều trị tăng huyết áp là
72,9% [26] và huyết áp được khống chế là 19,1% [29]. Qua các nghiên cứu về bệnh
tăng huyết áp đều phản ánh tình trạng nhận thức của người bệnh tăng huyết áp và
cộng đồng còn chưa tốt, có nhiều hành vi bất lợi trong chữa trị. Trong khi đó bệnh
tăng huyết áp hầu hết không có triệu chứng cơ năng, số người biết mình bị tăng
huyết áp còn quá thấp dẫn đến việc không điều trị hay điều trị không đầy đủ, bệnh
nhân chưa phối hợp cùng thầy thuốc chữa bệnh cho mình. Do đó bệnh nhân tăng
huyết áp khi vào viện thường đã có biến chứng, chi phí rất cao khi điều trị mà hiệu
quả lại không được như mong muốn, gây tốn kém cho gia đình và xã hội.
Tại Bình Định, bệnh tăng huyết áp chưa được quan tâm đúng mức, để nâng
cao kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tăng huyết áp, phát hiện sớm, quản lý,
theo dõi, hướng dẫn và điều trị có kiểm soát bệnh chặt chẽ trong mọi độ tuổi đặc
biệt là độ tuổi còn lao động từ 18-60 tuổi, để không xảy ra biến chứng do tăng
huyết áp là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế Bình Định. Chính vì vậy
chúng tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết
áp tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2007-2008” nhằm
mục tiêu sau:

1. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp ở
bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi tăng huyết áp tại Khoa khám Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bình Định.
2. Đánh giá hiệu quả quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và tỷ lệ các biến
chứng của bệnh tăng huyết áp sau khi đã được quản lý tại Khoa khám
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
BÌNH ĐỊNH VÀ KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
BÌNH ĐỊNH
Bình Định là một tỉnh Duyên Hải Miền Trung diện tích 6.027km2
với dân số
hơn 1,5 triệu người. Cùng với sự phát triển của cả nước tỉnh Bình Định đã có nhiều
bước phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân đã tăng lên rõ rệt, thu nhập
bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, người dân đã có ý thức quan tâm
đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
là bệnh viện hạng I với quy mô 800 giường bệnh và 1.076 cán bộ viên chức, 27
khoa và 6 phòng chức năng, có đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo việc
phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.
Khoa khám Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định hàng ngày khám từ 1.500 đến
2.000 bệnh nhân, trong số bệnh nhân đến khám thì THA là bệnh hay gặp nhất trong
các bệnh mạn tính.
1.2. TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƢỚC VÀ
NHẬN THỨC VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Có thể nói THA nguyên phát là bệnh của thời đại văn minh, biến chứng của nó
gây tàn phế và tử vong hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật .
Dân số các nước công nghiệp THA 25%, bệnh có sự liên quan đến sự phát triển
công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng, bệnh cũng thường gặp ở các nước phát
triển có mức sống cao, việc tiêu thụ nhiều muối cũng là nguyên nhân quan trọng
gây THA [31, 45]. Hiện nay THA đã và đang là vấn đề thời sự của nhiều quốc gia
nói chung và của Việt Nam nói riêng.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status