Giáo trình sức bền vật liệu tập 1 & 2 - Phan Kì Phùng & Thái Hoàng Phong - pdf 26

Link tải miễn phí ebook

Sức bền vật liệu là một môn học cơ sở, nó là gạch nối giữa các môn học cơ bản đến
các môn học kỹ thuật cho các ngành cơ khí, động lực, cầu đường, xây dựng, thủy lợi,
giao thông... Để học tốt các môn chuyên môn ở các ngành học nói trên thì cần nắm
được các kiến thức các môn học cơ sở trong đó có môn học Sức bền vật liệu.
Giáo trình Sức bền vật liệu (Tập I) nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phương
pháp tính toán độ bền, độ cứng vững đối với những bài toán thường gặp như bài toán kéo
(nén), uốn, xoắn và tổ hợp các bài toán đó. Phần này cũng giới thiệu cách xác định và
xây dựng biểu đồ nội lực đối với các dạng bài tập. Nhờ có nó ta mới biết ở nơi nào là
chịu lực nguy hiểm nhất. Vì vậy phần này sẽ được sử dụng suốt trong giáo trình Sức bền
vật liệu và ứng dụng trong các giáo trình chuyên môn khác.
Tập 1 Sức bền vật liệu này còn trình bày cách nghiên cứu trạng thái ứng suất
trong vật thể khi chịu tác dụng ngoại lực, nó trang bị kiến thức để học môn Sức bền vật
liệu và các môn cơ học khác như lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo, vật lý chất rắn.
Trong xu thế chung của giáo dục đại học, chúng tui mong muốn sinh viên có thể tự
nghiên cứu, tự học môn Sức bền vật liệu, nên trong giáo trình này sau khi trình bày Lý
thuyết chúng tui đã dẫn ra nhiều ví dụ để sinh viên dễ học tập.
Tác giả cũng rất cảm ơn giảng viên cao cấp Phạm Văn Song của Đại học Đà
nẵng, đã giúp tác giả sửa chữa, chỉnh lí, vi tnh vă đóng góp nhiều ý kiến để giáo trình
này hoàn chỉnh hơn.
Chắc rằng trong quá trình biên tập không khỏi còn nhiều thiếu sót, mong nhận
được sự góp ý của sinh viên và các độc giả để giáo trình ngày càng được hoàn chỉnh và
đáp ứng được yêu cầu học tập của sinh viên và các bạn.
Trân trọng Thank !




LỜI NÓI ĐẦU

Ở tập I chúng tui đã trình bày những bài toán cơ bản của môn học sức bền
vật liệu.
Ngày nay, các ngành công trình, giao thông và cơ khí phải giải quyết nhiều
bài toán cơ học phức tạp, đòi hỏi các kĩ sư phải biết nhiều kiến thức rộng hơn,
nhìn nhận và giải quyết những bài toán phức tạp có liên quan đến kiến thức đàn
hồi, lí thuyết dẻo, lí thuyết từ biến....Các đối tượng nghiên cứu ngoài những thanh
được đề cập trong phần I của giáo trình này, chúng ta còn gặp những vật thể đàn
hồi khác như, tấm, vỏ, dầm trên nền đàn hồi, kết cấu thanh thành mỏng, bài toán
tiếp xúc...Mỗi vấn đề là một chuyên đề, được nghiên cứu trong những quyển sách
dày hàng trăm trang. Chúng tui thiết nghỉ với sự mở rộng, môn học sức bền vật
liệu cũng cần đề cập đến những vần đề trên ở một khối lượng nhất định để trình
bày những kiến thức cơ bản và tối thiểu nhằm giúp các bạn có thể tìm hiểu các
vấn đề đó mà trong quá trình học tập công tác có thể gặp phải.
Trong quá trình biên soạn chúng tui nhận được sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên cao cấp Phạm Văn Song của Đại học Đà nẳng. Ông Phạm Văn Song
đã đóng góp nhiều ý kiến hay để sửa chữa,chỉnh lí vă vi tnh giáo trình này.
Các tác giả thành thật cảm ơn.
Với một khối lượng không nhỏ, dù có cố gắng vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung cũng như hình thức.
Chúng tui rất mong sự đóng góp của độc giả.
Xin chân thành cảm ơn.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status