Kiến thức, thực hành phòng biến chứng bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19-8 bộ công an năm 2012 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính có tốc độ phát triển nhanh
nhất trong số các bệnh không lây hiện nay và là một trong ba bệnh gây tử vong
hàng đầu sau bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Biến chứng bàn chân của bệnh ĐTĐ là biến chứng mạn tính, rất hay gặp và
là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh phải nhập viện. Vì vậy, với người bệnh
ĐTĐ việc nâng cao kiến thức thực hành phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ là rất
quan trọng.
Nhiều nghiên cứu trên Thể Giới đã triển khai tìm hiểu kiến thức và thực hành
phòng chống biến chứng bàn chân của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên tại Việt Nam và
bệnh viện 19-8 Bộ Công an chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, chính vì lý do
đó chúng tui tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả “Kiến thức, thực hành
phòng biến chứng bàn chẵn của người bệnh ĐTĐ tỷp 2 và một số yếu tố liên
quan tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2012”. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra
các can thiệp phù hợp cho phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ.
Nghiên cửu được tiến hành với phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích,
thiết kế nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu toàn bộ với 347 đối tượng là người bệnh
ĐTĐ týp 2 đang khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong giai đoạn từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2012, sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn và hồ sơ bệnh án.
Kết quả nghiên cứu về kiến thức phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ của
ĐTNC: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung đạt yêu cầu về phòng biến chứng bàn
chân là 62,8%; 58,2% người bệnh có kiến thức đạt về chăm sóc bàn chân và 41,8%
có kiến thức không đạt về chăm sóc bàn chân. Chỉ có 29,4% người bệnh biết cần
phải làm các loại xét nghiệm kiểm tra đường máu trong quá trình điều trị, 18,2%
biết ý nghĩa của chỉ số HbAlc, 26,1% biết biện pháp tốt nhất để phòng biển chứng
bàn chân. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến BCBC; biết
hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến bàn chân; biết các yếu tố làm tăng tổn thương
bàn chân lần lượt là 34,0%; 19,0%; 43,8%. Chỉ có 61,7% số người bệnh biết các
biện pháp phòng BCBC, 32,3% biết cách để phát hiện sớm BCBC, 49,3% biết cách
phòng tránh chấn thương cho bàn chân, 63,4% biết cần kiểm tra và chăm sóc bàn
chân hàng ngày; 46,1% biết nên đi khám chuyên khoa bàn chân ít nhất 3 lần/năm.
về thực hành phòng biến chứng bàn chân đái tháo đường của ĐTNC:
Tỷ lệ thực hành chung đạt yêu càu của đối tượng nghiên cứu là 66%; 23,9% người
bệnh có thực hành đạt chăm sóc bàn chân và 76,1% thực hành không đạt về chăm
sóc bàn chân; 18,7% người bệnh là nam giới hút thuốc lá; 67,4% có ngâm/rửa chân
thường xuyên; 15,3% người bệnh có thời gian ngâm/rửa chân hợp lý; 29,9% có thử
nhiệt độ trước khi ngâm rửa chân; 44,1% có kiểm tra bằng cách quan sát, sờ nắn
bàn chân; 68,6% người bệnh còn đi chân trần quanh nhà; chỉ có 27,0% người bệnh
thường xuyên kiểm tra giày/dép trước khi xỏ; 67,1% người bệnh thường xuyên
thử/đo giày dép trước khi mua.
Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng bàn
chân của ĐTNC: Chúng tui tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
giữa trình độ học vấn, thời gian phát hiện bệnh, tỷ lệ biển chứng bệnh với kiến thức
và thực hành phòng biến chứng bàn chân.
Khuyến nghị chính của nghiên cứu bao gồm: cần tăng cường công tác truyền
thông hơn nữa giúp bệnh nhân tự thấy vấn đề phải thực hiện nghiêm chỉnh việc tuân
thủ điều trị bệnh ĐTĐ và phòng BC bàn chân của ĐTĐ nhằm hạn chế biến chứng
xảy ra; Nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng nên tư vấn nhiều hem cho mỗi bệnh
nhân về kiển thức và thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ khi họ đến khám và nằm
điều trị tại khoa nhằm hạn biển chứng biến chứng này.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status