Thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
. GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM – LỊCH SỬ VÀ TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP.
Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam đã trải qua gần 65 năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Bước vào thời bình, trong sự nghiệp tái thiết và phát triển đất nước, ngay từ khi bắt đầu công cuộc ‘Đổi mới’, phát triển nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng, Nhà nước đã chủ trương phải ưu tiên đầu tư phát triển GTVT để GTVT đi trước một bước tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) xác định: “GTVT là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng’’ và “GTVT phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân’’. Trải qua 24 năm “ đổi mới”, kinh tế Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ với “khớp truyền động” là sự phát triển của ngành GTVT mà trong đó có những thành công lớn và không ít những hạn chế. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có cài nhìn toàn tục, khách quan về thực trạng phát triển, về những cái được và chưa được của ngành GTVT, đăc biệt khi vai trò của GTVT là vô cùng quan trọng trong thời kì đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới với muôn vàn cơ hội nhưng cũng đầy biến động như hiện nay.
Thật là không dễ dàng gì để diễn tả được đầy đủ về bối cảnh ngành GTVT Việt Nam, nhưng có thể nói bức tranh tổng thể của ngành GTVT hiện nay là vô cùng “ sinh đông” song cũng đầy rẫy những “ ngổn ngang” cả trong cơ chế, công tác quản lí lẫn tình hình phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững và đảm bảo an toàn giao thông tốt hơn cho nhân dân của ngành . Để bám sát nội dung chương trình môn học “ Quản trị logistics” cũng như phù hợp với nội dung thảo luận, chúng tui sẽ không chú trọng vào nội dung cơ chế, công tác quản lí nhà nước của bộ, cơ quan,ban ngành hữu quan, những nội dung xoay quanh vấn đề an toàn giao thông cũng như thực trạng “nhức nhối” trong việc quản lí giao thông, mà tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu thực trang việc phát triển, quản lí, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, thành tựu,hạn chế đạt được trong 5 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không trong tổng thể chiến lược phát triển đồng bộ giao thông vận tải phuc vụ phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu gia nhập WTO.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1.1. Thực trạng phát triển ngành đường bộ Việt Nam.
1.1.1. Hiện trạng và thành tựu chung
Được coi là “hệ thống tuần hoàn của quốc gia”, giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Theo thống kê thì tính đến hết năm 2009, Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ…có tổng chiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất. Số liệu sau lấy từ tổng cục thống kê (tính đến hết năm 2008):

q633b89iNDvFi51
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status