Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

TÓM TẮT
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Ninh
Kiều nói riêng và Thành phố Cần Thơ nói chung đã và đang gặp không ít những bất
cập từ thu gom, vận chuyển cho đến cả khâu xử lý. Trên địa bàn quận việc phân loại
rác tại nguồn cũng như hệ thống các trạm trung chuyển vẫn chưa được thực hiện một
cách hoàn chỉnh; việc xử lý chỉ thực hiện bằng những phương pháp đơn giản như đốt
và chôn lấp hở không hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ cho công
tác vệ sinh đa số đều đã cũ kỹ, hay bị hư hỏng.
Qua khảo sát cho thấy, khối lượng rác thải sinh hoạt của quận Ninh Kiều năm
2011 là 224,48 tấn/ngày với dân số là 249.417 người. Theo cách tính từ công thức
Euler cải tiến thì dự báo đến năm 2025 khi dân số đạt khoảng 290.047 người thì lượng
rác phát sinh đạt khoảng 319,05 tấn/ngày. Từ kết quả dự báo khối lượng rác đến năm
2025 nhận thấy mức tăng dân số tỷ lệ thuận với khối lượng rác thải phát sinh.
Từ những ghi nhận về các vấn đề quản lý chất thải rắn còn nhiều bất cập và
dựa trên các tính toán dự báo lượng rác thải trong tương lai, đề tài “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất một số giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” được tiến hành nhằm tìm kiếm những giải pháp
quản lý hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn hiệu quả và phù hợp
với tình hình phát triển của địa phương. Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2011 đến
11/2011 tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu đã phân tích những nguyên nhân còn tồn tại trong hệ thống quản lý
chất thải rắn tại quận Ninh Kiều, tổng hợp và đề xuất một số giải pháp khả thi góp
phần vào việc quản lý chất thải rắn giai đoạn từ nay đến năm 2025 hiệu quả, nhằm
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát triển bền vững.
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cần Thơ là một đô thị lớn đang trên đà phát triển, có vị trí chiến lƣợc nằm ở
trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cũng nhƣ các đô thị khác trên cả
nƣớc, quá trình đô thị hoá ở đây đang diễn ra rất nhanh. Kinh tế ngày càng phát triển,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải
thiện. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể và
hậu quả là khối lƣợng rác thải sinh hoạt tăng lên nhanh chóng tạo áp lực lớn cho công
tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Quá trình hình thành
và phát triển các khu đô thị, khu dân cƣ ở thành phố Cần Thơ (TPCT) đã sinh ra một
lƣợng đáng kể CTRSH. Bên cạnh đó, việc thải bỏ rác sinh hoạt một cách bừa bãi và
không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu vực này là nguyên nhân chính gây ra ô
nhiễm môi trƣờng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các tác động trực tiếp và gián tiếp của
rác thải lên môi trƣờng đất, nƣớc, không khí làm cho chất lƣợng môi trƣờng ở các
vùng đô thị bị suy giảm, gây ảnh hƣởng đến cuộc sống và sức khỏe của ngƣời dân
sống trong khu vực. T nh bình quân đầu ngƣời, dân cƣ đô thị tiêu dùng tài nguyên
thiên nhiên (nhƣ năng lƣợng, vật phẩm, nguyên nhiên liệu…) gấp 2 - 3 lần so với
ngƣời dân sinh sống ở nông thôn; chất thải do dân đô thị thải ra cũng cao hơn gấp 2 - 3
lần ngƣời dân nông thôn.
[11]

Chất thải rắn (CTR) nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện
pháp quản lý hay xử lý thích hợp sẽ trở thành mối hiểm họa cho sức khỏe con ngƣời và
tăng gánh nặng cho sức chịu tải của môi trƣờng. Với hiệu suất thu gom rác sinh hoạt
khoảng 60 - 70% nhƣ ở các đô thị hiện nay thì lƣợng rác dƣ thừa mỗi ngày thật sự là
một mối quan tâm của các nhà chức trách và tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh
sự thiếu hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển thì quy trình xử lý rác cũng gặp
phải nhiều vấn đề. Những bãi rác không đạt tiêu chuẩn đƣợc biết đến nhƣ là môi
trƣờng sống thuận lợi cho các vật trung gian gây bệnh. Ngoài ra, hiện tƣợng ô nhiễm
môi trƣờng ở các bãi chôn lấp cụ thể nhƣ nƣớc rò rỉ hay các khí phát sinh từ quá trình
chôn ủ không hợp quy cách cũng gây nên những ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến
môi trƣờng sống của ngƣời dân trong khu vực lân cận.
Thành phố Cần Thơ đã và đang phải đối mặt với những thách thức trên. Mặc dù
đã đƣợc tăng cƣờng về cở sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật và con ngƣời, thế nhƣng
công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chƣa thể đáp ứng so với nhu cầu thực tế.
Từ những nhu cầu thực tế nhƣ trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
một số giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn quận Ninh Kiều, TPCT”,
đƣợc thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp hợp lý để cải

KT11U1jUrqLs9VI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status