Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống kinh tế và xã hội của hộ gia đình tại Xã Vũ Hội - Huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Trước sức ép về gia tăng dân số, lao động và việc làm, Đảng và Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh XKLĐ, coi đây là một chiến lược quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Từ khi mở cửa hội nhập, XKLĐ thu hút một lực lượng lao động lớn ở nông thôn đi làm việc ở nước ngoài. XKLĐ góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Đảng và Nhà nước có những chính sách đẩy mạnh XKLĐ ở những vùng nông thôn nghèo. Mới đây nhất là Đề án 71- Đề án hỗ trợ các huyện cùng kiệt đẩy mạnh XKLĐ, đây là chính sách lớn của Nhà nước, có ý nghĩa to lớn trong việc giảm cùng kiệt bằng con đường XKLĐ. Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như ảnh hưởng của XKLĐ tới đời sống kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống kinh tế và xã hội của hộ gia đình tại Xã Vũ Hội - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình”. Thái Bình là một trong những tỉnh đầu tiên mở ra hoạt động XKLĐ và hiện là tỉnh có số lượng lao động xuất khẩu lớn nhất cả nước. Với nguồn lao động khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, Thái Bình là một trong những tỉnh có nguồn cung ứng lao động đi xuất khẩu tiềm năng. Xã Vũ Hội là địa điểm thích hợp để thực hiện nghiên cứu vì Vũ Hội là một trong những vùng có phong trào đi XKLĐ của người dân sôi động nhất và có số lượng lao động đi XK cao nhất trong tỉnh Thái Bình, hiện tại xã có trên 900 lao động tham gia XKLĐ. Thị trường lao động Vũ Hội đi nhiều là: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, và một số nước ở Trung Đông. Ảnh hưởng của XKLĐ đến đời sống kinh tế - xã hội xã Vũ Hội nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung là rõ nét. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn Xã Vũ Hội - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu lao động.
Để thực hiện nghiên cứu chúng tui sử dụng phương pháp phân tích so sánh, thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích và cân đối để phát triển vấn đề mà đề tài quan tâm. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình có lao động đang tham gia XKLĐ và các hộ gia đình đã có lao động đi XKLĐ về. Đây là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động XKLĐ. Nghiên cứu ảnh hưởng của XKLĐ tới các nhóm hộ dựa trên các mốc thời gian khác nhau từ khi hộ gia đình chưa có lao động xuất khẩu đến khi có lao động xuất khẩu và sau khi lao động xuất khẩu về nước để so sánh mức độ ảnh hưởng của XKLĐ tới từng nhóm hộ. Những ảnh hưởng này sẽ được xem xét trên hai khía cạnh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Trong những năm qua, Vũ Hội đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác xuất khẩu lao động, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động nông thôn, động viên, khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân. Hiện tại cả xã có 1278 nhà xây kiên cố 2 – 3 tầng thì 80% là do người đi nước ngoài gửi tiền về xây dựng , tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm xuống còn 7,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ thể hiện rõ nét. Bộ mặt nông thôn Vũ Hội nhờ đó mà khởi sắc. Chính vì vậy, XKLĐ được coi là thế mạnh phát triển kinh tế của xã Vũ Hội. Xã có nhiều chủ trương đẩy mạnh XKLĐ như: Thành lập bộ phận quản lý, tư vấn XKLĐ; có chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua dạy nghề, định hướng nghề nghiệp; cải cách thủ tục cho vay vốn tại ngân hàng.v.v…Tuy vậy chất lượng lao động Vũ Hội còn thấp. Trong tổng số lao động xuất khẩu chỉ một nửa được đào tạo nghề nhưng thường là ngắn hạn và có 90% được đào tạo định hướng. Số lao động nữ tham gia XKLĐ chiếm tỷ lệ cao trên 80%, đây là đặc thù của Vũ Hội nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung. Lý do người lao động Vũ Hội tham gia XKLĐ chủ yếu là do thiếu việc làm, thu nhập thấp, họ mong muốn được đi XKLĐ để có mức thu nhập cao, cải thiện cuộc sống gia đình, có thêm nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho lao động gia đình và địa phương. Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đây là một biện pháp xoá đói giảm cùng kiệt có hiệu quả, đồng thời tạo ra việc làm và vốn lớn cho người lao động. Đầu tư cho XKLĐ không lớn mà người lao động lại nhanh chóng có được việc làm với thu nhập cao. Người đi XKLĐ vừa có điều kiện giúp gia đình họ thoát nghèo, lại vừa có vốn và tay nghề để tạo việc làm sau khi về nước. Lực lượng lao động tại địa phương đã chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khá rõ nét theo cả con đường chủ động và bị động. Họ chủ động chuyển dịch sau khi có vốn tích luỹ từ XKLĐ với mong muốn thoát ly ngành nông nghiệp và mong muốn thu nhập cao hơn cải thiện cuộc sống. Có được sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực này ngoài sự tác động của chính quyền địa phương tới các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động và một số ưu đãi của nhà nước về chính sách chuyển đổi nghề nghiệp tại địa phương thì phần quan trọng nhất vẫn là ý thức tự xoay sở, tự thích nghi và tìm kiếm việc làm của chính người lao động và gia đình họ. Nhờ có số tiền lao động xuất khẩu gửi về, thu nhập của hộ gia đình tăng lên nhanh theo đó đời sống hộ gia đình được cải thiện, chất lượng cuộc sống cao hơn trước. Sau khi có lao động đi XK cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của hộ cũng có sự dịch chuyển, thu nhập từ các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp có xu hướng tăng. Cùng với thu nhập tăng lên chi tiêu của hộ gia đình sau khi có lao động đi xuất khẩu cũng có sự cải thiện rõ nét. Tài sản sở hữu của các hộ đều tăng lên so với thời điểm trước khi có lao động xuất khẩu. Đặc biệt là ở một số tài sản thiết yếu phục vụ cho đời sống hằng ngày của các hộ như ti vi, xe máy, tủ lạnh. Chủ yếu các tài sản này được mua bằng tiền lao động xuất khẩu gửi về. Đây là một tín hiệu tích cực về sự thay đồi trong đời sống của hộ, các hộ được tiếp cận, sử dụng các phương tiện thông tin mới, các phương tiện hiện đại qua đó nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nâng cao dân trí. Số tài sản phục vụ sản xuất, kinh doanh buôn, bán của các hộ gia đình cũng tăng lên thể hiện các hộ gia đình với nguồn vốn tích luỹ được từ XKLĐ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm thu nhập, tạo thêm việc làm. Nhờ đó, hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống. Cũng góp phần giảm tỷ lệ tái thất nghiệp sau XKLĐ. Sự tăng lên về thu nhập, tài sản phục vụ sản xuất, đời sống kéo theo sự thay đổi về chi tiêu cho sinh hoạt của hộ. XKLĐ góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của các hộ trong xã gấp 3 lần mức sống của các hộ trong huyện. Đời sống kinh tế khá hơn, mối


2C9E8478Vn5YiM9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status