MỨC ĐỘ THUỶ PHÂN PHOSPHORUS CỦA DỊCH CHIẾT ENZYME TIÊU HOÁ CÁ TRA KẾT HỢP VỚI ENZYME PHYTASE LÊN THỨC ĂN NUÔI CÁ TRA - pdf 26

link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN

- Tìm hiểu dịch chiết enzyme tiêu hóa của cá Tra.
- Khảo sát mức độ thuỷ phân Phosphorus của dịch chiết enzyme lên nguyên liệu (bột cá 55% đạm, bột mì, bã đậu nành, cám gạo) và thức ăn nuôi cá tra (22% protein thô, 24% protein thô, 32% protein thô).
- Đánh giá mức độ thuỷ phân Phosphorus của enzyme phytase thương mại với các nồng độ 0,015U, 0,03U, 0,06U, 0,09U, 0,12U lên nguyên liệu (bột cá 55% đạm, bột mì, bã đậu nành, cám gạo) và thức ăn nuôi cá tra (22% protein thô, 24% protein thô, 32% protein thô).
- Đánh giá mức độ thuỷ phân Phosphorus của enzyme phytase thương mại kết hợp với dịch chiết enzyme lên nguyên liệu (bột cá 55% đạm, bột mì, bã đậu nành, cám gạo) và thức ăn nuôi cá tra (22% protein thô, 24% protein thô, 32% protein thô).
- Đánh giá hiệu quả quá trình thuỷ phân phosphorus của dịch chiết enzyme kết hợp với enzyme phytase thương mại.
- Xác định nồng độ enzyme phytase thương mại để bổ sung vào thức ăn nuôi cá tra.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Phosphorus là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng thức ăn vật nuôi. Phosphorus và cũng như các nguyên tố khoáng cần thiết khác được cung cấp chủ yếu qua con đường thức ăn. Đa số thức ăn cho gia súc có nguồn gốc từ các hạt thực vật đặc biệt là ngũ cốc và các loại hạt đều có chứa sẵn Phosphorus. Tuy nhiên, Phosphorus có chứa trong nguyên liệu hạt này có tới 80% nằm dưới dạng phân tử phytate hay axit phytic. Phosphorus tồn tại ở dạng này rất khó tiêu hoá đối với các loài động vật có dạ dày đơn như gia cầm, lợn, cá …
Axit phytic khi kết hợp với các ion kim loại như Fe3+, Mg2+, Ca2+, Zn2+… sẽ ngăn cản khả năng kết hợp của các ion kim loại này với các axit béo không no làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn của động vật, gây ra hiệu ứng kháng dinh dưỡng.
Ngoài ra do không hấp thu được lượng Phosphorus có sẵn trong axit phytic nên thức ăn cho động vật dạ dày đơn (ví dụ: cá, gia cầm, heo…) thường phải bổ sung thêm Phosphorus dẫn đến lượng Phosphorus thừa không được tiêu hoá bị thải ra ngoài theo phân của chúng đã làm ô nhiễm môi trường gây nên hiện tượng tảo nở hoa bùng phát, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thuỷ sản…
Chính vì vậy, để tận dụng nguồn Phosphorus có sẵn trong thành phần của các nguyên liệu thực vật, tăng hệ số sử dụng thức ăn của vật nuôi, giảm lượng axit phytic thải ra ngoài môi trường thì việc các hợp chất Phosphorus ở dạng khó phân giải thành này thành các chất đơn giản và dễ phân giải hơn là rất quan trọng. Để đạt được điều này, người ta đã sử dụng phytase để thuỷ phân axit phytic.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tui tiến hành khảo sát mức độ thuỷ phân của dịch chiết enzyme tiêu hoá cá tra kết hợp với enzyme phytase trên thức ăn nuôi cá tra để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra. Bằng cách ứng dựng phương pháp nghiên cứu in vitro – là phương pháp phân tích hiện nay đang được quan tâm đề xuất đánh giá khả năng tiêu hoá của thức ăn thủy sản là kỹ thuật enzym tiêu hoá in vitro bởi vì kỹ thuật đưa ra ý nghĩa làm giảm yêu cầu về chi phí và thời gian nhằm đánh giá khả năng tiêu hoá của thức ăn.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Vai trò của enzym khi bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi [3, 30]
2.1.1. Cơ chế tác động của enzyme
Enzyme được sử dụng như là thức ăn bổ sung được gọi là enzyme ngoại sinh để phân biệt với enzyme nội sinh - là những enzyme sinh ra trong cơ thể. Enzyme ngoại sinh làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn theo hai cơ chế:
- Một là, kết hợp với enzyme nội sinh phân giải các hợp chất thành những chất có kích thước đủ nhỏ để hấp thụ. Như vậy việc lựa chọn enzyme thức ăn sao cho có tác dụng hỗ trợ cho enzyme nội sinh trong việc phân giải chất dinh dưỡng của thức ăn là cần thiết.
- Hai là, enzyme thức ăn phải giảm được độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, vì chính độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá cản trở sự hấp thu thức ăn. Một vài hợp chất khi giải phóng khỏi vách tế bào đã hình thành các gel làm tăng độ nhớt trong ruột. Thường các khẩu phần chứa nhiều polysaccharide không phải tinh bột (non – starch polysaccharides – NSP) gây ra hiện tượng này. Động vật mới sinh ra, đặc biệt là gia cầm rất nhạy cảm với sự biến đổi độ nhớt vốn được sinh ra trong quá trình tiêu hoá.
Để tăng cường hai cơ chế trên, enzyme thức ăn thường được sản xuất dưới dạng những chế phẩm đa enzyme để phân giải đồng thời nhiều hợp chất. Ví dụ: nếu dùng β – glucanase thì chỉ phá vỡ được vách nội nhũ của hạt đại mạch mà không phân giải được protein chứa trong tế bào chất, vì vậy để phân giải protein trong lớp tế bào chất này phải cần thêm cả enzyme cellulase và pentosanase.
2.1.2. Bổ sung enzyme vào khẩu phần thức ăn của lợn, cá, gia cầm
2.1.2.1. Bổ sung enzyme vào khẩu phần thức ăn của gia cầm [30]
Gà broiler nhạy cảm đối với các chất kháng dinh dưỡng, do vậy để đáp ứng tốt đối với việc bổ sung enzyme phù hợp vào khẩu phần (β – glucanase đối với khẩu phần lúa mạch, pentosanase đối với khẩu phần lúa mì, phytase đối với phytate). Bổ sung đa enzyme có lợi hơn bổ sung enzyme đơn.
Hàm lượng enzyme bổ sung tuỳ từng trường hợp vào tuổi và thành phần khẩu phần. Theo Schoner et al., (1993), gà broiler 44 ngày tuổi yêu cầu 570 U phytase để giải phóng 1g Phosphorus; gà 70 ngày tuổi số lượng enzym yêu cầu là 850 U.
Gà mái đẻ có nhu cầu bổ sung phytase kém hơn gà broiler tuy nhiên cũng có những tác dụng như tăng sản lượng trứng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn thì cũng thấy rõ ở gà mái đẻ [3].
2.1.2.2. Bổ sung enzyme vào khẩu phần thức ăn lợn
So với gia cầm, hiệu quả của enzyme thức ăn trong khẩu phần lợn giữa các nghiên cứu không thống nhất [3].
Một tổng kết tập hợp kết quả 23 thí nghiệm bổ sung enzyme cho lợn tiến hành từ 1978 đến 1993 đã thấy rằng chỉ có 4 thí nghiệm trên lợn con là có kết quả rõ rệt (Officer, 1995); còn đối với lợn sinh trưởng- vỗ béo thì kết quả không rõ rệt (Chu et al., 1998). NSP hoà tan không làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn như ở gia cầm. Thacker et al. (1998) cho biết rằng sự chuyển hoá thức ăn và tăng trọng của lợn 20 kg ăn khẩu phần đại mạch giàu glucan không có sự khác nhau đáng kể nào khi bổ sung b- glucanase vào khẩu phần thức ăn. Không giống như gia cầm, pentosanase không làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn của lợn con. Bổ sung pentosanase vào khẩu phần lúa mạch không cải thiện được sự tăng trưởng của lợn 20-25kg (Thacker et al. 1991). Bổ sung b-glucanase cho lợn 80kg làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô và protein nhưng sự cải thiện này quá nhỏ để nâng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng trọng.
Tuy nhiên, đối với lợn việc bổ sung phytase thì có hiệu quả rõ rệt, phytase đã làm tăng tích luỹ khoáng và khả năng hấp thụ thức ăn của lợn, giảm được chi phí thức ăn.
Cần chú ý rằng không có mức tiêu chuẩn bổ sung phytase cho tất cả các khẩu phần, mức phytase bổ sung phụ thuộc vào loài lợn và loại khẩu phần. Yi et al. (1996) cho thấy rằng số lượng phytase để giải phóng 1g Phosphorus khác nhau từ 785 U (đối với khẩu phần ngô-đỗ tương) đến 1146 U (đối với khẩu phần đỗ tương tinh chế). Mặt khác đối với Hoppe et al. (1993) cũng cho rằng với khẩu phần ngô- lúa mạch-đỗ tương cho lợn con thì để giải phóng 1g Phosphorus chỉ cần 380U. Ngoài ra các nguồn phytase khác nhau thì hoạt tính enzyme cũng khác nhau (hoạt tính enzyme phytase vi sinh vật lớn hơn phytase lúa mì và làm tăng khả năng hấp thụ Phosphorus, sự tích luỹ Canxi, Nitơ và giảm Phosphorus thải tiết ở phân). Hiệu quả của phytase còn chịu sự chi phối của khẩu phần, số bữa ăn, lượng thức ăn cho ăn cũng như chức năng sinh lý của lợn (bổ sung cùng một lượng phytase vào một khẩu phần thì hiệu quả nhất là đối với lợn nái tiết sữa sau đến lợn sinh trưởng-vỗ béo, lợn con và thấp nhất là lợn chửa giữa kỳ) [3].
2.1.2.3. Bổ sung enzyme vào thức ăn của cá
Trong những năm gần đây nguồn protein động vật như bột cá ngày càng đắt đỏ cho nên protein thực vật đã được bổ sung vào trong các khẩu phần của cá. Tuy nhiên các nguồn protein thực vật thì nhiều xơ và chất kháng dinh dưỡng như axit phytic, chất ức chế trypsin, lecitins... Vì vậy vai trò của enzyme ngoại sinh trong khẩu phần các loài thuỷ sản nuôi ngày càng quan trọng.
Tuy nhiên nhu cầu bổ sung enzyme của cá khác nhau thì khác nhau. Nghiên cứu của Carter et al. 1992 với α-amylase trên cá hồi Atlantic (Salmon salar) không thấy có ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Tương tự Renitz (1983) cũng thấy rằng bổ sung enzyme phân giải protein trong khẩu phần cá hồi rainbow trout không cải thiện được sự tăng trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên cá hồi của Gorskova và Yu- Dvinen (1984) và của Carter et al. (1994) thì lại thấy có những cải thiện về khả năng tiêu hoá thức ăn của cá khi bổ sung enzyme. Nghiên cứu của Ye et al: bổ sung vào khẩu phần cá chép một hỗn hợp đa enzyme với liều 5 - 10g/kg đã làm cho tốc độ tăng trưởng của cá tăng hơn 12,3 - 27,5% so với đối chứng.
Đối với cá cũng như các loài động vật dạ dày đơn, phytate là một chất kháng dinh dưỡng. Enzyme phytase có tác dụng giải phóng Phosphorus, cải thiện tỷ lệ tiêu hoá của Phosphorus (1000 U phytase/kg thức ăn của cá hồi rainbow trout làm tăng tỷ lệ tiêu hoá Phosphorus từ 58,6 lên 68,1% Lunari et al. 1998). Nhu cầu bổ sung phytase cũng phụ thuộc vào loài cá, khối lượng cá và khẩu phần.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status