NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC QUẢ LÊN MEN TỪ SƠRI - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
Trái cây tươi không những là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn phục vụ trực tiếp trong đời sống hàng ngày như cung cấp vitamin, axit hữu cơ, muối khoáng …cho con người. Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên việc bảo quản trái cây tươi là rất khó, dễ bị thối, hỏng sau khi thu hoạch và vận chuyển làm giảm phẩm chất lượng ban đầu của trái cây. Do đó, bên cạnh việc bảo quản trái cây tươi thì việc chế biến các loại trái cây cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao giá trị sử dụng của các loại trái cây và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra ngành sản xuất mới góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập làm cho người dân.
Từ lâu chúng ta đã biết chế biến trái cây bằng nhiều phương pháp tạo ra các sản phẩm khác nhau nhưng vẫn giữ đuợc giá trị dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho con người như: sản phẩm trái cây ướp đường, nước ép trái cây, mứt trái cây sấy khô…Trong đó nước ép từ quả là một loại nước uống đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, nó không những cung cấp cho cơ thể một lượng nước đáng kể để tham gia vào quá trình trao đổi chất mà còn bổ sung một lượng lớn các chất dinh dưỡng, các loại muối khoáng… để bù đắp cho các hoạt động sống của cơ thể, vì vậy nước quả trở thành nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống của con người.
Ngày nay, khi điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng nước quả ngày càng tăng và đang từng bước chuyển dần từ loại nước trái cây pha chế truyền thống sang sử dụng các loại nước quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vị lạ, ngon trong đó phải kể đến nước quả có độ cồn thấp được sản xuất từ quả có chất lượng cao đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, trên thị trường nước ta sản phẩm nước quả có độ cồn thấp được sản xuất từ trái cây bằng phương pháp lên men vẫn còn hạn chế về chủng loại và số lượng. Việt Nam là nước có khí hậu nóng và khô nên nhu cầu sử dụng nước quả lên men là rất lớn. Đây có thể là tiềm năng kinh tế lớn còn đang bị bỏ ngõ, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất nước quả lên men từ Sơri là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của cả thế giới và Việt Nam.




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan nguyên liệu sơri
1.1.1 Đặc điểm thực vật học [2], [12]
Cây sơri được phân loại như sau:
Giới (regnum) : Plantae
Nghành ( divisio) : Magnoliophyta
Lớp (class) : Magnoliophyda
Bộ ( ordo) : Malpighiales
Họ ( family) : Malpighiales
Chi ( genus) : Malpighiaceae
Loài (species) : M. glabra Hình 1.1: Malpighia glabra L
Sơri có tên khoa học là Magnoliophyta glabra ( hay Magnoliophyta glabra Millsp), và tên tiếng anh là Barbados cherry
Sơri là cây ăn trái đa niên, có thể sống từ 30 – 40 năm, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây sơri ưa nắng, chịu hạn, phát triển tốt trên đất cát, có hệ thống rễ cạn nên có thể bị đổ ngã bởi gió, nhưng khi được dựng đứng lại, chúng có thể phát triển rất tốt theo thời gian. pH thích hợp cho cây phát triển là 5,5 – 6,5. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 24 – 280C, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1500 – 2000mm
Cây sơri có thể cao từ 3 – 6 cm. Cây phân nhánh nhiều, cành nhỏ dài 0,5 – 1m trải rộng và phủ xuống nên tán cây thường dày và xum xê( hay có gai). Thân cây nhỏ, đường kính khoảng 10cm. Vỏ cây hơi xù xì, có màu nâu.
Quả sơri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có đường kính khoảng 1,5 – 2,5 cm, trông hơi lõm, có ba khía nông, chiều ngang rộng hơn chiều cao, và có ba hạt hình tam giác. Trọng lượng trung bình của mỗi quả từ 3,8 – 5,5 g, với phần ăn được hiếm khoảng 80% trọng lượng quả tươi. Quả sơri là loại quả mọng, vỏ quả nhẵn, bóng, mỏng và mềm nên dễ bị dập.
Khi chín, quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi, có khi là vàng cam, thịt quả màu vàng nhạt, hạt có màu trắng ngà
Lá sơri có màu xanh từ nhạt đến đậm và trờ nên bóng đẹp khi trường thành. Lá có dạng đơn, hình mũi mác, hay hình trứng, dài 3 – 5 cm với những lông nhỏ,có thể gây rát da.
Các hoa sơri mọc thành tán 2-5 hoa, mỗi hoa có đường kính 1 – 1,5cm với 5 cánh màu trắng, hồng hay đỏ.


Hình 1.3 : Quả sơri Hình 1.4: Hoa, lá sơri
Đặc điểm nổi bật của quả sơri là hàm lượng vitamin C rất cao, và nếu ăn một quả nặng 4g, một nửa là phần ăn được thì xem như đã hấp thu khoảng 40 – 60mg vitamin C, là lượng cần thiết cho một người trong một ngày. Với 1- 3% vitamin C trong phần ăn được, quả sơri chứa nhiều vitamin C nhất mà không có loại trái cây nào so sánh được


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status