Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
1 MỞ ðẦU i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất 3
2.1.1 Bản chất của hiệu quả 3
2.1.2 Phân loại hiệu quả 4
2.2 Khái niệm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7
2.2.1 ðất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 7
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16
2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 19
2.3 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới
và Việt Nam 28
2.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 28
2.3.2 Những nghiên cứu trong nước 30
3 ðỐI TƯƠNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 33
3.1 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………. iv
3.1.1 Phạm vi nghiên cứu 33
3.1.2 ðối tượng nghiên cứu 33
3.2 Nội dung nghiên cứu 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 33
3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và điều tra có sự tham gia
của người dân 34
3.3.3 Phương pháp thống kê 34
3.3.4 Phương pháp minh họa bằng bản đồ 34
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba 35
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường 35
4.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 40
4.2 Hiện trạng sử dụng đất huỵên Thanh Ba 50
4.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp
huyện Thanh Ba 52
4.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 52
4.3.2 Phân vùng sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Ba 53
4.3.3 Các loại hình sử dụng đất của huyện 54
4.4 ðánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba 62
4.4.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 62
4.4.3 Hiệu quả xã hội 68
4.4.3 ðánh giá hiệu quả môi trường 74
4.4.4 ðề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 75
4.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp huyện Thanh Ba 87
4.5.1 Giải pháp về vốn đầu tư 87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………. v
4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật 87
4.5.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 88
4.5.4 Giải pháp về thị trường 88
4.5.5 Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi 89
4.5.6 Giải pháp cải tạo nâng cao độ phì đất 89
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 ðề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các
nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc
phát triển các ngành khác. Trong điều kiện hiện nay, khi dân số ngày một gia
tăng, nhu cầu về sử dụng đất của con người cũng không ngừng tăng theo, làm
ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp, diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các mục tiêu
phát triển và đáp ứng nhu cầu ở ngày càng tăng, cùng với nó là quá trình khai
thác đất nông nghiệp quá mức, không quan tâm đến việc cải tạo, bồi bổ đất đã
dẫn đến hiện tượng làm giảm sức sản xuất của đất như: xói mòn, rửa trôi, sa
mạc hoá, nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hoá….Vì vậy việc tổ chức sử dụng
nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo
cho nông nghiệp phát triển bền vững.
Ở nước ta, ðảng và Nhà nước trong những năm qua đã đặc biệt quan tâm
tới vấn đề sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp. Chúng ta đã từng bước thực
hiện việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ gia đình, các tổ chức và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người
dân sử dụng đất hiệu quả. Nhờ vậy mà nền sản xuất nông nghiệp của nước ta
trong thời gian qua đã không ngừng tăng trưởng và phát triển nhanh, không
những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn là một trong những
nước có lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh
Phú Thọ có diện tích tự nhiên 19.484,9 ha. ðịa hình của huyện được chia
thành 2 tiểu vùng rõ rệt là vùng đồng bằng phù sa và vùng đồi núi thấp với độ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………. 2
dốc trung bình từ 80
đến 250
. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện
vẫn trồng cây hàng năm là chính, trong quá trình khai thác và sử dụng đạt
hiệu quả kinh tế chưa cao, đất đai ngày càng suy giảm về chất lượng, rửa trôi
và xói mòn diễn ra khá mạnh do người dân chưa có các cách canh tác
vừa cải tạo vừa chống xói mòn đất. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,
nền kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba có bước phát triển mạnh, đã làm
tăng áp lực đối với đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan
trọng và cần thiết trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị
Vòng, chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ðánh giá thực trạng và đề
xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- ðánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ nhằm góp phần giúp các hộ gia đình, cá nhân lựa chọn cách sử dụng
đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện.
- ðề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- ðề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu, tài liệu điều tra phải
trung thực, chính xác đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng thực trạng sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
- Việc phân tích xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và
định lượng bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất
2.1.1 Bản chất của hiệu quả
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả xuât phát từ các góc độ
nghiên cứu khác nhau. Có quan điểm cho rằng hiệu quả sử dụng đất được tính
bằng tổng giá trị sản xuất thu được. Nếu như vậy thì mới chỉ nhìn thấy kết quả
của quá trình sản xuất về mặt tổng thể, chưa phân biệt được giữa chi phí bỏ
ra, giá trị tăng thêm và lợi nhuận thu được. Có quan điểm lấy chỉ tiêu giá trị
tăng thêm là hiệu quả. Nếu như vậy thì chưa tách được giữa thu nhập hỗn
hợp, khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận thu được. Có quan điểm cho rằng
hiệu quả phải được tính bằng số lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi toàn bộ
các khoản chi phí (kể cả chi phí lao động). Chỉ tiêu này có thể phản ánh được
tương đối chính xác về hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai, nhưng nó chỉ áp
dụng được đối với những trường hợp có điều kiện theo dõi và hạch toán được
chính xác ngày công lao động đã hao phí trong qúa trình sản xuất [24].
Hiện nay đối với nền kinh tế nông nghiệp của chúng ta còn phổ biến là
sản xuất nhỏ, phân tán, mục đích của sản xuất đa số còn mang tính tự cung tự
cấp, nên chưa thể áp dụng được cho diện rộng. Mặt khác, nếu chỉ đánh giá về
lợi nhuận mà không chú ý đánh giá về hiệu quả môi trường, về hiệu quả xã
hội thì không đánh giá được hiệu quả đó sẽ được bền vững hay không?
Bản chất của hiệu quả chính là sự biểu hiện của trình độ tiết kiệm thời
gian, trình độ sử dụng các nguồn lực, khi đó ta có thể coi hiệu quả được xác
định trong mối quan hệ so sánh tối ưu giữa kết quả thu được và lượng chi phí
đã bỏ ra trong các điều kiện giới hạn về nguồn lực [24].
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status