Khảo sát ảnh hưởng của việc xử lý sợi xơ dừa bằng phương pháp hóa học đến cơ tính của vật liệu composite nền nhựa polyester - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT


Các polymer gia cường sợi tự nhiên có những tính chất cơ học và độ kháng nước
khác nhau phụ thuộc vào bản chất bề mặt tiếp xúc giữa nhựa và sợi. Do đó, trong đề
tài này dùng biện pháp hóa học xử lý sợi nhằm cải thiện cơ tính composite sợi tự
nhiên.
Ở nước ta nguồn nguyên liệu sợi tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt,
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sợi xơ dừa rất nhiều và giá thành thấp vì thế trong
đề tài này chọn sợi xơ dừa là nguồn nguyên liệu gia công composite sợi tự nhiên. Các
sợi xơ dừa được đem xử lý hóa học là ngâm trong dung dịch NaOH, CaCO3, và
KMnO4 với các nồng độ và thời gian khác nhau. Sau đó gia công composite với các
sợi xơ dừa xử lý và chưa xử lý bằng phương pháp máy RTM. Đo cơ tính độ bền kéo,
độ bền uốn và độ bền va đập, sau đó so sánh kết quả với sợi không xử lý và xử lý từ
đó chọn nồng độ thời gian xử lý cho kết quả tối ưu nhất đối với chất xử lý tương ứng.
Đồng thời cũng dựa trên kết quả bề mặt sợi xơ dừa xử lý và chưa xử lý được chụp
dưới kính hiển vi.
Chƣơng mở đầu
MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP

Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc xử lý hóa học bề mặt sợi bằng phương
pháp hóa học đến cơ tính của composite như độ bền kéo, độ bền liên diện, và độ
bền va đập bằng cách so sánh tính chất của composite gia cường bằng sợi xơ dừa
chưa xử lý và đã xử lý. Qua đó tìm ra được cách xử lý tối ưu để làm tăng cơ tính
của vật liệu composite sợi xơ dừa, để áp dụng vào thực tế nhằm thay thế vật liệu
truyền thống.
Ngày nay, có nhiều phương pháp cải thiện độ bền liên diện của composite sợi
tự nhiên nghĩa là cải thiện bề mặt sợi tự nhiên hay nhựa giúp cho độ bám dính của
nhựa vào sợi tốt hơn đó là bằng phương pháp vật lý và hóa học.Trong đó phương
pháp vật lý khó thực hiện, chi phí cao, đồng thời kết quả cải thiện cơ tính khó đạt
được như mong muốn. Vì thế trong đề tài này chọn xử lý sợi theo phương pháp
hóa học do phương pháp đơn giản hơn phương pháp vật lý, và có thể được kết quả
như mong muốn đồng thời phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Chất dùng để
xử lý trong phương pháp hóa học này là NaOH, CaCO3, và KMnO4.
Phương pháp gia công composite sợi tự nhiên đẳng hướng không xử lý và đã
xử lý được sử dụng có nhiều ưu thế hơn so với sợi rối, sợi đan, sợi dệt vì tính chất
composite xác định dễ dàng. Đồng thời vì sức khỏe khi làm việc, gia công
composite cần thực hiện kín. Phương pháp gia công composite bằng máy RTM
(Resin transfer moulding) được sử dụng là hợp lý vì khí dễ bay hơi thấp hơn
phương pháp đắp tay, đồng thời phương pháp này có thể sử dụng nhiều loại nhựa,
bề mặt sản phẩm tốt, chi phí thấp….
Bên cạnh đó, nhằm xác định cơ tính của vật liệu composite thí nghiệm được
thực hiện bằng cách đo cơ tính kéo, độ bền liên diện( khả năng liên kết sợi và
nhựa), và độ bền va đập vì điều kiện thiết bị phòng thí nghiệm có thể đáp ứng.
Cuối cùng, chụp hình sợi bằng kính hiển vi các mẫu sợi chưa xử lý và xử lý.
MỤC LỤC

Chương mở đầu: Mục đích và phương pháp 1
Chương 1 Tổng quan . 2
1.1 Sợi tự nhiên 3
1.1.1 Cấu trúc sợi tự nhiên ... 3
1.1.2 Thành phần hóa học, khả năng kết tính, tính chất sợi tự nhiên ... 3
1.1..2.1 Thành phần hóa học 3
1.1.1.2.2 Khả năng kết tinh .. 6
1.1.1.2.3 Tính chất sợi cellulose .... 6
1.1.3 Kích thước sợi tự nhiên .... 6
1.2 Composite sợi tự nhiên .. 7
1.2.1 Khái niệm vật liệu composite .... 7
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của composite sợi tự nhiên . 7
1.2.3.1 Độ ổn định nhiệt của sợi tự nhiên 7
1.2.3.2 Khả năng hút ẩm của sợi .... 8
1.2.3.3. Sự thoái hóa do vi khuẩn và do ánh sáng của sợi tự nhiên . 8
1.2.3.4 Liên diện giữa sợi và nhựa . 8
1.3 Tổng quan về sợi xơ dừa ... 10
1.3.1 Cấu tạo quả dừa .... 10
1.3.2 Cấu trúc thành phần và tính chất của sợi xơ dừa ... 10
1.3.3 Công dụng của sợi xơ dừa... 11
1.4 Tổng quan về phương pháp gia công Composite bằng máy RTM .... 12
1.4.1 Nguyên tắc hoạt động của phương pháp RTM . 12
1.4.2 Đặc tính của phương pháp RTM ... 13
Chương 2 Thực nghiệm 14
2.1 Quy trình thực nghiệm . 15
2.2 Nguyên liệu. .. 14
2.2.1.1 Sợi xơ dừa .... 14
2.2.1.2 Polyester .. 15
a. Giới thiệu chung ... 15
b. Ưu khuyết điểm .... 16
2.2.1.3 Chất đóng rắn MEKP .. 17
2.2.1.4 Chất xử lý sợi .... 18
2.3 Phương pháp thực nghiệm 18
2.3.1 Xử lý sợi 19
2.3.1.1 Xử lý với NaOH 19
2.3.1.2 Xử lý với CaCO3 .... 19
2.3.1.3 Xử lý với KMnO4 ... 20
2.4 Gia công Composite bằng thiết bị RTM với nhựa polyester không no và sợi xơ dừa.
.... 20
2.5 Tạo mẫu kiểm tra cơ tính .. 23
2.5.1 Thí nghiệm kéo .... 23
2.5.2 Thí nghiệm 3 điểm uốn .. 24
2.5.3 Thí nghiệm đo va đập .... 26
Chương 3 Kết quả và bàn luận 27
3.1 Kết quả thí nghiệm .. 27
3.1.1 Kết quả xử lý sợi bằng NaOH .. 27
3.1.1.1 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng NaOH đến độ bền kéo của composite ....
.... 27
3.1.1.2 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng NaOH đến độ bền uốn của composite ....
.... 29
3.1.1.3 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng NaOH đến độ bền va đập của composite
.... 30
3.1.2 Kết quả xử lý sợi bằng CaCO3 . 31
3.1.2.1 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng CaCO3 đến độ bền kéo của composite ...
.... 31
3.1.2.2 Ảnh hưởng xử lý sợi xơ dừa bằng CaCO3 đến độ bền uốn của composite 32
3.1.2.2 Ảnh hưởng xử lý sợi xơ dừa bằng CaCO3 đến độ bền va đập của composite . 33
3.1.3 Kết quả xử lý với KMnO4 ... 34
3.1.3.1 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng KMnO4 đến độ bền kéo của composite .
.... 34
3.1.3.2 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng KMnO4 đến độ bền liên diện của
composite .. 36
3.1.3.3 Ảnh hưởng của xử lý sợi xơ dừa bằng KMnO4 đến độ bền va đập của composite
.... 37
3.2 Bàn luận ... 39
Chương 4 Kết luận và kiến nghị .. 40
4.1 Kết luận .... 40
4.2 Kiến nghị .. 40
Tài liệu tham khảo .... 41
Phụ lục .. 43


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status