Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM – 1945
1.1. Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao (1917 – 1951)
1.1.1. Tiểu sử
1.1.2. Quan niệm sáng tác
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
1.2.1. Thời kì trước cách mạng tháng Tám
1.2.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám
1.3. Đề tài người nông dân là một trong những đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác
của Nam Cao
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945
LUÔN SỐNG TRONG CÁI BI
2.1. Giới thuyết về cái bi
2.1.1. Khái niệm về cái bi
2.1.2. Cái bi trong nghệ thuật
2.1.3. Các dạng bi khác nhau
2.2. Biểu hiện của cái bi trong truyện ngắn viết về nhân vật nông dân của Nam
Cao
2.2.1. Các nhân vật nông dân Việt Nam trong truyện ngắn của Nam Cao trước
cách mạng tháng Tám – 1945 là những con người có nhiều nhu cầu, khát vọng
chân chính
2.2.2. Những nhu cầu, những khát vọng chân chính của các nhân vật nông dân
Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám – 1945 đều
không thể thực hiện được dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Khuynh hướng hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã có những đóng
góp tích cực trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tên tuổi của những nhà
văn hiện thực vẫn còn sống mãi trong lòng độc giả qua bao thế hệ như Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển, Nam
Cao… Và một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc được nhiều người biết đến
là Nam Cao. Như chúng ta đã biết bối cảnh xã hội giai đoạn 1930 – 1945 vô cùng
tăm tối, cả dân tộc bị đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Cuộc sống của nhân dân
Việt Nam vô cùng khốn khổ, lầm than. Bằng cảm quan hiện thực nhạy bén và trái
tim nhân đạo cao cả, Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào tận những ngõ
nghách, những góc khuất để phản ánh cuộc sống bần cùng, tối tăm của xã hội lúc
bấy giờ. Vì thế khi nói đến sáng tác của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa
dạng của một ngòi bút đầy tài năng. Hai đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của
Nam Cao là viết về đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài viết về cuộc sống đói khổ,
bần cùng của những người nông dân, những con người “thấp cổ bé họng” trong xã
hội. Khi nhắc đến Nam Cao, người ta thường liên tưởng đến nhân vật Hộ trong tác
phẩm Đời thừa với những giằng co, mâu thuẫn trong tâm hồn. Hay về người nông
dân, chúng ta thường nghĩ ngay đến Chí Phèo là một người nông dân bị bần cùng
hóa, bị lưu manh hóa và tiếng kêu đau đớn của Chí Phèo muốn làm người lương
thiện (Chí Phèo). Sức sống mãnh liệt của những nhân vật đó đã làm nên tên tuổi
của Nam Cao sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả.
Khi người viết chọn đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông
dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” xuất phát từ lòng yêu mến,
cảm phục tài năng và quan điểm vì nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn với thái độ
dám nhìn vào sự thật nên đã có những trang viết thật độc đáo và sâu sắc về cuộc sống của những con người sống trong xã hội đen tối giai đoạn 1930 – 1945. Nam
Cao suốt đời chiến đấu với cái ác cái xấu để bảo vệ những cái tốt đẹp và bảo vệ
tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã đặt ra cho cuộc đời mình: “Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa).
Nam Cao đã góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách của những người
cầm bút chân chính. Bên cạnh sự yêu thích muốn tìm hiểu về tác gia Nam Cao,
người viết chọn đề tài này cho thấy được sự mới mẻ, độc đáo cũng như sự chân
thành của ngòi bút hiện thực Nam Cao khi viết về người nông dân. So với các nhà
văn hiện thực cùng thời đều viết về cái khổ về mặt vật chất nhưng Nam Cao có
phần tiến bộ hơn khi ông tìm hiểu những cái khổ về mặt tinh thần. Người nông
dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến không những thiếu thốn về mặt vật
chất mà thiếu thốn cả về mặt tinh thần. Cái khổ về vật chất có thể nguôi ngoai
được nhưng cái khổ về mặt tinh thần thì nó lại càng đáng sợ hơn. Người viết hi
vọng qua việc thực hiện đề tài này cũng là dịp để người viết có điều kiện tiếp xúc,
đánh giá tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm viết về người nông dân
của Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc và là một tác gia lớn của dân tộc
Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Khi viết về tác gia Nam Cao đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với những trang
viết hay, sâu sắc và độc đáo. Những trang viết ấy chan chứa tình cảm chân thành
xuất phát từ lòng yêu thương, kính phục của các nhà nghiên cứu đối với tác gia
Nam Cao. Những bài nghiên cứu đó thường xoáy sâu vào cả nội dung và hình thức
nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao. Hai mảng đề tài khơi nguồn bất tận
cho biết bao thế hệ độc giả muốn tìm tòi, nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao là
đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài người nông dân. Mỗi nhà nghiên cứu đều có một
cách nhìn, cách cảm riêng khi nghiên cứu về những “đứa con tinh thần” của Nam
Cao. Đặc biệt ở đây người viết muốn tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài
người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao để lấy đó làm tư liệu quý báu cho


47Y26tzxfi8q3dF

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status