Vai trò của công đoàn đối với quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Nghiên cứu trường hợp tại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan vấn đề nghiên cứu: lý thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn; lý thuyết chức năng cơ cấu; các khái niệm về vai trò xã hội, công đoàn, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể. Nghiên cứu vai trò của công đoàn đối với quyền lợi người lao động thông qua tìm hiểu hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thời gian làm việc, tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động, điều kiện làm việc và một số quyền lợi khác của người lao động. Khuyến nghị những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động trong tình hình hiện nay
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

-1-
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây
dựng chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Trong vòng hơn 20
năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, chúng ta đã đạt đƣợc những
thành tựu đáng ghi nhận trong tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Từ
một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần chính là kinh tế
Nhà nƣớc và kinh tế tập thể, đến năm 1989, kinh tế ngoài quốc doanh ở
Việt Nam đƣợc chính thức thừa nhận và nhanh chóng trở thành một bộ phận
trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nƣớc ta. Sự ra đời của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao
lƣu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống nhân dân, tạo đà cho nền kinh tế nƣớc ta phát triển với tốc độ
nhanh hơn.
Hiện nay, việc phát triển mạnh các hình thức kinh tế ngoài quốc
doanh là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc để nâng cao chức năng
động và hiệu quả của các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và
thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, đó chính là động lực thúc đẩy phát
triển lực lƣợng sản xuất hiện đại. Đẩy mạnh kinh tế khu vực ngoài quốc
doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển về quy mô cũng
nhƣ chất lƣợng hoạt động nhờ huy động đƣợc nguồn vốn của xã hội đang
phân tán ở những tổ chức và cá nhân, là cơ sở để tập trung sử dụng vốn
thống nhất. Đẩy mạnh kinh tế khu vực ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng
đƣợc đòi hỏi của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nƣớc, phù
hợp xu thế toàn cầu hoá. Quá trình đổi mới, sắp xếp và CPH DNNN, thành
lập các mô hình tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ-con thì số DNNN giảm,
DNNQD và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh. Sự biến
đổi đó kéo theo mối quan hệ Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động, Công
đoàn- thay mặt cho ngƣời lao động cũng phải có sự biến đổi và phải đƣợc
nhận diện trên cơ sở thực tiễn.
Thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở thành phố Hà
Nội trong thời gian qua cho thấy đã có sự đóng góp to lớn vào sự nghiệp
CNH, HĐH và phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói
chung. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của nó, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã
coi kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ
phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, đƣợc khuyến
khích phát triển, hƣớng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra
nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trƣờng kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thời gian qua, mặc dù các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh
đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội; làm ra hơn 40%
tổng sản phẩm xã hội, hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp
đáng kể cho cho ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở khu
vực này hầu hết có quy mô nhỏ, vốn ít. Số doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ
đồng chiếm trên 95%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng và sử dụng
từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm khoảng 2% [Niên giám thống kê, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.2006].
Số lƣợng doanh nghiệp có nhiều biến động, sự biến động này có
nhiều nguyên nhân khác nhau; rủi ro trong cạnh tranh hay làm ăn thua lỗ,
bị phá sản... Thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp gian lận trong đăng ký và
hoạt động không theo pháp luật. Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp sau khi đƣợc cấp phép hoạt động chƣa chặt chẽ. Trong nền kinh tế
thị trƣờng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ, ngƣời lao động phải
làm việc với cƣờng độ cao, những tiêu cực và tệ nạn không thể ngăn chặn
ngay đƣợc; Nhiều doanh nghiệp không ký hợp động lao động với ngƣời lao
động, trốn tránh nộp bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, quyền lợi của
ngƣời lao động bị vi phạm.
Việc Việt Nam đã chính thức bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế. Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, sự cạnh
tranh trong nƣớc và quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi đó năng suất lao
động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, dẫn đến khả năng
cạnh tranh còn hạn chế, trình độ chuyên môn của phần lớn ngƣời lao động
còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chƣa cao, tác phong công ngiệp chƣa định
hình rõ và nguy cơ doanh nghiệp phá sản, ngƣời lao động mất việc làm
ngày càng ra tăng, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động, đến sự
di động lao động.
Có thể thấy rằng quá trình hội nhập kinh tế sẽ thu hút ngày càng
nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Đến cuối 2006, Việt Nam đã cấp giấy phép cho trên 8.056 dự án đầu tƣ,
hiện 7.078 dự án còn hiệu lực, với số vốn trên 66,7 tỉ USD, vốn thực hiện
trên 33,3 tỉ USD, giải quyết việc làm cho hơn 1,2 triệu LĐ1.
Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài còn giải quyết việc làm cho hàng chục
ngàn lao động vệ tinh. Theo nghiên cứu của nhóm công tác về phát triển
nguồn lực APEC, dƣới tác động của tự do hoá thƣơng mại, tiền lƣơng thực
tế của CNLĐ Việt Nam tăng lên từ 23 - 24%.
Tuy nhiên chính toàn cầu hoá và hội nhập cũng đƣa đến cho ngƣời
lao động những gánh nặng. Đầu tiên là tỉ lệ mất việc làm có thể gia tăng ở
một số ngành; CNLĐ phải đƣơng đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trƣờng lao động khu vực và quốc tế; ngƣời lao động phải chịu áp lực lớn về
cƣờng độ lao động...
Thực tế cho thấy, trƣớc Những tranh chấp lao động hiện nay tại các
doanh nghiệp (tập trung vẫn là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) dẫn đến
các cuộc đình công của tập thể ngƣời lao động ngày càng tăng. Theo thống
kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 1995 đến tháng 12 năm
2006, cả nƣớc có khoảng trên 1000 cuộc đình công lớn nhỏ. Bình quân mỗi
năm có gần 100 cuộc đình công. Tất cả các cuộc đình công đều không tuân
thủ đúng trình tự quy định của pháp luật.
Đứng trƣớc thực tế đó, hàng loạt các câu hỏi đƣợc đặt ra: thực trạng
quyền lợi ngƣời lao động nhƣ thế nào? Ai là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho
ngƣời lao động? Quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào?
Nhà nƣớc, Công đoàn- thay mặt cho ngƣời lao động có vai trò nhƣ thế nào
đối với việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động? Có mối liên hệ nào giữa Nhà
nƣớc, thông qua cơ chế, chính sách, doanh nghiệp và Công đoàn, đại diện
cho ngƣời lao động đối với việc đảm bảo quyền lợi ngƣời lao động
không?... Để trả lời đƣợc những câu hỏi trên, vấn đề quyền lợi của ngƣời
lao động phải đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ giữa

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status