Nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt ofloxaxin 0,3 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Tác giả: Lê Thị Thanh Hiền
Từ khóa/ Chủ đề: thuốc nhỏ mắt, ofloxacin, ofloxacin 0,3
Mô tả: Đề tài nghiên cứu với mục tiêu chính là: xây dựng được công thức thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3% với các tá dược giúp dược chất ổn định về vật lý và hóa học


MỤC LỤC
Chương 1 - TỔNG QUAN 2
1.1. Vài nét về dạng thuốc nhỏ mắt - 2
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt - 3
1.2.1. Tính chất của dược chất 3
1.2.2. Đặc điểm của dung môi 4
1.2.3. Các chất khác trong dung dịch thuốc nhỏ mắt - 4
1.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế đến độ ổn định của
thuốc nhỏ mắt - 7
1.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản tới độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ
mắt 8
1.3. Sinh khả dụng và một số biện pháp tăng sinh khả dụng của dung dịch thuốc
nhỏ mắt 8
1.3.1. Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt 8
1.3.2. Một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng của dung dịch thuốc nhỏ mắt 9
1.4. Vài nét về ofloxacin 11
1.4.1. Công thức hóa học - 11
1.4.2. Tính chất 12
1.4.3. Độ ổn định - 12
1.4.4. Dược lý và cơ chế tác dụng - 12
1.4.5. Chỉ định - 12
1.4.6. Chống chỉ định - 13
1.4.7. Thận trọng - 13
1.4.8. Liều lượng và cách dùng thuốc nhỏ mắt - 13
1.4.9. Các sản phẩm thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % có mặt trên thị trường Việt
nam 13
Chương 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU - TRANG THIẾT BỊ- PHưƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 14
2.1. Trang thiết bị 14
2.1.1. Thiết bị 14
2.1.2. công cụ - 14
2.2. Nguyên vật liệu 15
2.3. Phương pháp định lượng ofloxacin - 16
2.4. Khảo sát xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % 17
Chương 3 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 22
3.1. Khảo sát lựa chọn hệ đệm và pH của thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % - 22
3.1.1. Khảo sát lựa chọn loại hệ đệm 22
3.1.2. Lựa chọn nồng độ và pH của hệ đệm 22
3.1.3. Kết luận 25
3.2. Nghiên cứu lựa chọn chất làm tăng thời gian lưu của thuốc nhỏ mắt
ofloxacin 0,3 % 26
3.3. Khảo sát chất chống oxy hóa và chất sát khuẩn trong thuốc nhỏ mắt
ofloxacin 0,3 % 29
3.4. Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % 32
Chương 4 - BÀN LUẬN - 35
Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 38
ĐẶT VẤN ĐỀ

Để điều trị các bệnh ở mắt có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như
dùng thuốc tại chỗ, tiêm trực tiếp vào mắt hay dùng thuốc tác dụng toàn thân.
Trong số đó, dạng thuốc điều trị tại chỗ ở mắt được ưa chuộng nhất vì thuận tiện
cho người bệnh khi sử dụng theo chỉ định. Hơn nữa, dược chất được tập trung
chủ yếu ở mắt do đó hạn chế được tác dụng không mong muốn trên toàn thân.
Trong các dạng bào chế điều trị tại chỗ ở mắt, thuốc nhỏ mắt (dung dịch hay hỗn
dịch) được dùng phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các chế phẩm thuốc dùng cho
mắt [6], [7].
Ofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoro quinolon đã được sử dụng
nhiều để bào chế dung dịch thuốc nhỏ mắt. Mặc dù ưu điểm là có hiệu lực cao
chống lại các vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh khác như aminoglycosid,
penicillin, cephalosporin, tetracyclin, và một số dược chất thuộc nhóm fluoro
quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin,…) [7].
Trong thời gian tới, công ty cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa đang có kế
hoạch sản xuất sản phẩm thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3 %. Với mong muốn bào
chế sản phẩm có chất lượng tốt cung cấp cho người bệnh và góp một phần nhỏ bé
trong sự phát triển bền vững của công ty. Chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu bào chế thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 %” với mục tiêu chính là:
“Xây dựng được công thức thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3 % với các tá dược giúp
dược chất ổn định về vật lý và hóa học”
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ THUỐC NHỎ MẮT
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng, có thể là dung dịch hay hỗn dịch
vô khuẩn có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ vào túi kết mạc với mục
đích chuẩn đoán hay điều trị bệnh ở mắt. Thuốc nhỏ mắt cũng có thể được bào
chế dưới dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn thích hợp
ngay trước khi dùng [1], [7].
Thuốc nhỏ mắt thường bao gồm 4 thành phần chính: dược chất, dung môi,
các thành phần khác và bao bì đựng thuốc [6], [7].
Dược chất dùng để pha chế các thuốc nhỏ mắt chia theo tác dụng dược lý
gồm các nhóm: thuốc điều trị nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc gây tê bề
mặt, thuốc co giãn đồng tử, thuốc dùng cho chuẩn đoán các bệnh về mắt … [6],
[7], [11].
Trong nhóm thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt, người
ta thường sử dụng một số dược chất như: các muối vô cơ và hữu cơ của kim loại
như bạc, kẽm, thủy ngân (kẽm sulfat, argyrols, protargol, thimerosal,..), các
sulfamid (natri sulfacetamid), các thuốc kháng khuẩn như chloramphenicol,
gentamycin, tetracyclin, neomycin, polymicin B, tobramycin,... đặc biệt là nhóm
kháng khuẩn nhóm fluoro quilonon (ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin) là
nhóm dược chất đang được sử dụng nhiều dưới dạng thuốc nhỏ mắt vì dược chất
có phổ kháng khuẩn rộng, có khả năng thấm tốt qua hàng rào giác mạc, nồng độ
MIC thấp, do đó mang lại hiệu quả điều trị cao, nhất là trong trường hợp nhiễm
khuẩn nghiêm trọng ở mắt như viêm giác mạc, loét giác mạc,...[3], [5].
Bên cạnh các dược chất chính có tác dụng điều trị, người ta có thể thêm
vào trong công thức thuốc nhỏ mắt một số chất để điều chỉnh tính đẳng trương,
điều chỉnh hay ổn định pH, tăng độ hòa tan của dược chất hay để ổn định chế
phẩm. Với các chế phẩm thuốc nhỏ mắt được đóng gói cho sử dụng nhiều lần, để
chế phẩm được vô khuẩn trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng người ta phải
thêm vào công thức các chất sát khuẩn ở nồng độ thích hợp [1].

EWqOPCGK0YPB5bP

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status