Ý thức tự do trong phong trào thơ mới - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích - ý nghĩa đề tài .... 1
2. Lịch sử vấn đề ...... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..... 11
4. Phương pháp nghiên cứu . 12
5. Đóng góp của luận án ...... 13
6. Cấu trúc luận án 14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: Ý THỨC TỰ DO NHƢ LÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
THƠ MỚI
1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và những tiền đề hình thành
phong trào Thơ mới ... 15
1.1.1. Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX 15
1.1.2. Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới . 20
1.2. Ý thức tự do trong sáng tạo nghệ thuật ... 30
1.2.1. Ý thức tự do và vai trò của chủ thể con người trong đời sống .. 30
1.2.2. Tự do sáng tạo trong đời sống văn học ... 33
1.2.3. Ý thức tự do và vấn đề phát huy cá tính sáng tạo . 36
1.2.4. Ý thức tự do và sự ra đời của Thơ mới .. .38
1.3. Thơ mới Việt Nam trong dòng chảy thơ ca
Đông Á đầu thế kỷ XX .. 49
1.3.1. Ảnh hưởng của tân văn, tân thư trong phong trào Thơ mới ... 49
1.3.2. Thơ mới trong quan hệ với khu vực Đông Á ..... 51
CHƢƠNG 2: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG
CẢM XÚC TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
2.1. Tự do yêu đƣơng ...... 61
2.1.1. Đề tài tình yêu trong Thơ mới ..... 61
2.1.2. Ý thức tự do tạo nên những cung bậc đa dạng trong tình yêu 65
2.2. Trở về quá khứ với những vẻ đẹp xƣa ..... 88
2.2.1. Chán ghét thực tại, tự do sống trong thế giới
hoài niệm quá khứ .. 88
2.2.2. Bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín ... 98
2.3. Khát vọng ra đi - Cuộc tìm kiếm tự do.... 104
2.3.1. Ra đi - một ứng xử nghệ thuật trong văn học 105
2.3.2. Ra đi - con đường thoát ly của các nhà Thơ mới .. 106
Chƣơng 3: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI CÁC HÌNH THỨC
THỂ HIỆN CỦA THƠ MỚI
3.1. Sự phá vỡ hình thức thể loại ..... 118
3.1.1. Thể loại trong văn học trung đại ..... 118
3.1.2. Thơ mới - sản phẩm của sự kế thừa và cách tân ... 120
3.1.2.1. Sự kế thừa, đổi mới các thể thơ cũ ...... 121
3.1.2.2. Nỗ lực và tự do tìm kiếm các thể Thơ mới . 128
3.1.2.3. Thơ văn xuôi - độ nhoè về thể loại 143
3.2. Ngôn ngữ . 149
3.2.1. Ngôn ngữ thơ đầu thế kỷ XX ..... 149
3.2.2. Ngôn ngữ Thơ mới .... 151
3.2.2.1. Từ ngôn ngữ điệu ngâm đến ngôn ngữ điệu nói .. 152
3.2.2.2. Giai đoạn đầu (1932-1935) ..... 153
3.2.2.3. Giai đoạn (1936-1940) ..... 156
3.2.2.4. Giai đoạn cuối (1941-1945) .... 162
3.3 Đổi mới mô hình cú pháp ... 166
3.3.1. Khả năng kết hợp ngôn từ..... .166
3.3.2. Các kiểu câu của Thơ mới ... 170
3.3.3. Hiện tượng chia nhiều khổ thơ, vắt dòng,
chấm câu giữa dòng .. 174
PHẦN KẾT LUẬN ...... 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .. 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 186

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích - ý nghĩa đề tài
1.1. Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 với những thành tựu rực rỡ
của nó đã thực sự đem đến cho thi ca Việt Nam một thời đại mới, mở đầu cho
tiến trình hiện đại hoá của thơ Việt còn tiếp tục cho đến ngày nay. Phong trào
Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ
của tư duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hoá - văn học phương Đông
và phương Tây trên cơ sở văn chương Việt, thi pháp Việt.
Ra đời, tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định (1932-
1945), vấn đề tự do cá nhân trong phong trào Thơ mới đã có rất nhiều công trình
đề cập đến, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chưa lưu ý đến
vấn đề này một cách tập trung và hệ thống ý thức tự do như là một động lực chủ
yếu tác động đến sự phát triển của phong trào Thơ mới.
Kế thừa những người đi trước, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ý thức
tự do trong phong trào Thơ mới dưới góc nhìn cá tính sáng tạo bao gồm cả chặng
đường Thơ mới (1932-1945). Thực hiện đề tài này, chúng tui hy vọng góp phần
bổ sung vào việc nghiên cứu phong trào Thơ mới ở khía cạnh mỹ học sáng tạo.
1.2. Từ khi Thơ mới ra đời cho đến nay, việc nhận thức về Thơ mới đã trải
qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ với nhiều bước thăng trầm. Từ thời đổi mới,
mở cửa và hội nhập hiện nay, phong trào Thơ mới đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án khoa học và đã được đánh giá lại đúng
thực chất của nó.
Tìm hiểu và nghiên cứu phong trào Thơ mới dưới góc độ lý luận và cá
tính sáng tạo về ý thức tự do cho thấy được sự khác biệt giữa thơ mới và thơ
cũ, thấy được sự đóng góp của các nhà thơ trên phương diện nội dung và
nghệ thuật, góp phần khẳng định giá trị của bộ phận thơ từng chịu nhiều
định kiến này. Một mặt, khẳng định ý thức tự do của chủ thể có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc hình thành cá tính sáng tạo, nội dung cảm xúc,
phong cách nghệ thuật, hình thức thể hiện... Mặt khác, nghiên cứu ý thức tự
do sẽ góp phần đáp ứng việc giảng dạy Thơ mới trong trường phổ thông và
đại học ở một chiều sâu mới. Đó là lý do khiến chúng tui lựa chọn đề tài
nghiên cứu này.
2. Lịch sử vấn đề
Quá trình nghiên cứu Thơ mới chia làm ba chặng đường: trước 1945, từ
1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Ở mỗi chặng đường, tuy có khác nhau về
hoàn cảnh, nh-ng ®Òu cã những công trình có đóng góp về mặt nội dung và hình
thức của Thơ mới dưới nhiều góc độ. Xa, gần có nhắc đến ý thức tự do trong
Thơ mới, có thể kể đến những công trình sau:
2.1. Trước 1945
Cùng với việc liên tục in Thơ mới, các báo ở hai miền đã cho đăng các bài
"bút chiến" tranh luận thơ cũ - thơ mới, phê bình Thơ mới. Trong các bài viết đó,
vấn đề cá nhân, cái tui được đề cập đến khá sâu sắc. Qua các bài viết của các tác
giả quan trọng nhất như Tản Đà, Hoài Thanh ở Tiểu thuyết thứ bảy; Lê Tràng
Kiều ở Hà Nội báo; Trịnh Đình Rư ở Phụ nữ tân văn; Thế Lữ, Xuân Diệu ở
Ngày nay; Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Thiếu Sơn, Lam Giang ở Tạp chí Tri
Tân..., ý thức cá nhân, cái tui trữ tình được nói đến ở sự vận động từ thơ cũ sang
Thơ mới.
Thi Nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân là một công trình
nghiên cứu rất qui mô về Thơ mới có phạm vi bao quát rộng lớn và có chiều sâu.
Với công trình này, chúng ta có thể tìm được những gợi ý quí giá về phương pháp
tiếp cận Thơ mới. Tác giả không chỉ tái hiện quá trình vận động, diện mạo của
Thơ mới mà còn tìm cách lý giải hiện tượng Thơ mới từ nguyên nhân ra đời cho
đến phong cách mỗi nhà thơ. Công trình của Hoài Thanh cho rằng một trong
những nguyên nhân tạo ra Thơ mới, ngoài những nguyên nhân về lịch sử, xã hội,
văn hoá, văn học như lối sống, tư tưởng, tình cảm thì sự xuất hiện của cái tui trữ
tình đã thể hiện quan niệm cá nhân, tự do cá nhân của con người. Đây là một cách
hiểu hiện tượng Thơ mới có tính khoa học cao, đi sâu vào tâm lý, ý thức của con
người lúc bấy giờ. Tác giả đã khẳng định: "Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý
tưởng" [162; tr.24]. Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh, Hoài Chân đến nay vẫn có
giá trị khoa học. Việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm xuất sắc trong hàng
ngàn bài thơ thời ấy còn là nguồn tư liệu quý giá cho những người làm công tác
nghiên cứu Thơ mới.
Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đã đưa ra ý kiến và nhận
xét về mười nhà thơ. Những ý kiến đó đã chứng minh "những áng Thơ mới từ
những lối thật cũ đến những lối thật mới trong trường thơ hiện đại" [134; tr.653].
Vũ Ngọc Phan đề cập đến sự vận động của Thơ mới trong mối tương quan giữa
thơ cũ và thơ mới. Vấn đề tự do có đề cập đến nhưng còn khái quát, mang tính
nhận định chung.
Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm nêu nguyên
nhân sự ra đời của Thơ mới. Công trình đã đề cập đến sự hình thành ý thức tự do
của "một lối thơ phá bỏ luật lệ của lối thơ cũ và đã được mệnh danh là Thơ mới"
[54; tr.421]. Đây là sự ra đời của một lối thơ: "Các thi gia muốn phá bỏ các luật
lệ nghiêm ngặt ấy để được tự do diễn tình đạt ý" [54; tr.421].
Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân và Nhà văn hiện
đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương
Quảng Hàm đã đề cập đến cái tui trữ tình, ý thức cá nhân trên cơ sở phân biệt
ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới, đồng thời biểu dương những sáng tạo nghệ
thuật của Thơ mới. Như vậy, trước 1945 chưa có công trình nào nghiên cứu ý
thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách chuyên biệt, hầu hết chỉ dừng lại
ở những nhận xét chung, có tính khái quát.
2.2. Từ 1945 đến 1986
Từ sau 1945, do hoàn cảnh lịch sử, Thơ mới ít được nghiên cứu rộng rãi.
Nói chung, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Trong thời kỳ đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Nam, Thơ
mới được đánh giá cao, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Các công trình:
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (TB 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học
sử Việt Nam (1967) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của
Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long,

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status