Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về việc sử dụng rượu, bia. Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia và chỉ ra những hệ quả của việc sử dụng rượu, bia cũng như xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội
NỘI DUNG 19
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VỀ VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA
19
1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về rượu, bia 19
1.1 Một số khái niệm công cụ 19
1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 22
2. Các chính sách về phòng chống rượu, bia 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ
NỘI
29
2.1 Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 29
2.2 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh
thiếu niên Hà Nội
50
Chƣơng 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA VÀ XU
HƢỚNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN
HÀ NỘI
65
3.1 Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia 65
3.2 Xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 75
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 86
PHỤ LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát
triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm
đổi mới và hiện nay là thành viên của tổ chức WTO. Quá trình đổi mới và phát triển
nền kinh tế những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Xu hướng sử dụng rượu, bia trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong
quan hệ công việc… đang ngày càng gia tăng và sự gia tăng nhanh chóng về mặt hàng rượu,
bia trên thị trường đã kéo theo mức tiêu thụ rượu, bia bình quân/người/năm ngày một tăng.
Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm năm 2006, mức tiêu thụ bia bình
quân/người/năm ở nước ta là 15,8 lít, gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn
thế giới (22 lít). Mức tiêu thụ rượu bình quân/người/năm ở nước ta là 3,9 lít trong khi
đó mức tiêu thụ chung trên toàn cầu là 6 lít… Và, theo báo cáo xu hướng sử dụng đồ
uống có cồn của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy
việc tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Từ mức tiêu
thụ trung bình năm 1989 là khoảng 0,8 lít/người/năm đã tăng lên mức 1,4 lít/người/năm vào
năm 2000 (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:103).
Sử dụng rượu, bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng
phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Song rượu, bia lại là chất kích thích, gây
nghiện, vì vậy, người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều
dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu, bia (Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006).
Việc lạm dụng rượu, bia dẫn đến những hệ lụy như tai nạn giao thông, tai nạn lao động
và là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần với những biểu hiện
cụ thể như: hoang tưởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt… và được xác định là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật lớn của các rối loạn tâm thần. Tại

Hội thảo về chính sách phòng chống lạm dụng rượu, bia do Ủy ban các vấn đề xã hội
của Quốc hội tổ chức năm 2003, báo cáo từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho
biết khoảng 5,8% tai nạn giao thông đường bộ. Tại TPHCM, năm 2002, số tai nạn mà
người điều khiển xe có mùi rượu chiếm 24%. Tại Tiền Giang trong gần 300 tai nạn
giao thông xảy ra năm 2002, công an tỉnh cho rằng đa số có liên quan đến sử dụng
rượu. Báo cáo của Đồng Nai cho biết trong 489 vụ xảy ra tai nạn xảy ra năm 2002, 4,9% được
xác định chính xác có yếu tố rượu, bia (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:96).
Thanh thiếu niên là lực lượng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển của đất
nước. Sự giàu có và phồn vinh của quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố - trong đó
có yếu tố con người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của nền công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra mọi nơi trên thế
giới, thanh thiếu niên Việt Nam cũng có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ
hội để phát hiện và phát triển bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh
thiếu niên Việt Nam phải đối đầu với những thách thức mới: đó là sư xâm nhập lối
sống tự do, tệ nạn xã hội, những thước phim quảng cáo rượu, bia mang tính toàn cầu.
Lối sống được du nhập từ phương Tây: hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và tình dục
không an toàn đang là vấn đề lớn của thanh thiếu niên (http://tcyh.yds.edu.vn/2008/2008
PB T12 so 4 - YTCC). Và, một phần không nhỏ thanh thiếu niên đã có lối sống buông
thả, không ít thanh thiếu niên trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội nói chung và rượu,
bia nói riêng. Do khả năng kiểm soát bản thân của thanh thiếu niên kém hơn người lớn
tuổi, nên khi say rượu, bia có thể có những hành vi nguy hiểm như lái xe với tốc độ cao
gây tai nạn, đánh nhau, lạm dụng tình dục… Thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đang
sống, học tập và làm việc với một số lượng đông đảo nhất trong lịch sử, do đó, trước sự
thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, thay đổi giá trị, lối sống và xu hướng tiêu thụ
rượu, bia tăng lên ở Việt Nam, việc ngăn ngừa tình trạng lạm dụng rượu, bia và các hậu
quả về sức khỏe, kinh tế, xã hội do rượu, bia ở thanh thiếu niên là rất cần thiết. Vì vậy,
tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên vẫn là chủ đề mang đầy tính thời sự

và cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là lý do khiến tác giả
lựa chọn vấn đề: Thực trạng sử dụng rƣợu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội để
nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Sử dụng rượu,
bia trong thanh thiếu niên Hà Nội như thế nào? Những nhân tố tác động đến việc sử
dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên? Và, xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh
thiếu niên trong thời gian tới diễn ra như thế nào?
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về rượu, bia
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người)
có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu. Cách đây khoảng 20 – 30
năm, lạm dụng rượu tập trung nhiều ở các nước Châu Âu. Hơn 80% trên 15 tuổi ở Tây
Âu, Đông Âu và các nước phát triển của Tây Thái Bình Dương uống rượu. Tuy nhiên,
hiện nay xu hướng tiêu thụ rượu tại các thị trường này rất khác nhau: chẳng hạn như
lượng rượu tiêu thụ ở Anh đã tăng lên 50% kể từ năm 1970, còn ở Pháp và Ý lại đang
giảm xuống. Tại các nước đang phát triển, lượng rượu tiêu thụ tuy tương đối thấp
nhưng đang tăng cao dần, chủ yếu là ở Châu Á, dưới tác động của tăng trưởng kinh tế
và các chiêu bài tiếp thị mạnh mẽ. Nhật Bản tiêu thụ 55 lít bia/đầu người, Trung Quốc
uống bia hàng năm 18 lít/đầu người. Tỷ lệ uống rượu của Đông Nam Á tương đối thấp
ở 21% đối với nhóm gồm Thái Lan, Inđônêxia, Srilanca và 14% đối với các nhóm bao
gồm các nước khác trong khu vực (Nguyễn Hà Thành, 2006:9).
Sử dụng rượu, bia ở lứa tuổi thanh thiếu niên là một vấn đề được nhiều nước quan
tâm, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về lạm dụng rượu, bia và nghiện
rượu, bia đa số các nghiên cứu cho thấy lạm dụng rượu, bia và nghiện rượu, bia chiếm
tỉ lệ cao trong cộng đồng. Ở các nước phương Tây, các vấn đề do rượu, bia thường
được nhìn nhận là một trong những vấn đề lớn của y tế công cộng từ lâu. Các nghiên
cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hướng
trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng rượu tiêu thụ ở nhóm
tuổi thanh niên (WHO, 2004). Đối với học sinh khi mà hoạt động chủ đạo của họ là học
tập thì việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập của các
em. Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà
trường tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh
bị đuổi khỏi trường học (http://www.apho.org.uk/apho/indications.htm). Và, đồ uống có
cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng trốn học. Ở Lôn đôn, trong độ tuổi
14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là những đối tượng thường xuyên trốn học (Best,
D; Manning, V; Gossop, M et al. (2006). Excessive drinking and other problem behaviours
among 14-16 year old children. Addictive Behaviours. 31(8): 1424-1435).
Độ tuổi và địa điểm sử dụng rượu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rượu, bia
của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số
học sinh (tuổi 15 và 16) được khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu. 38,0%
thường rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24,4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều
lần một tuần) và 49,8% uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ,
đường phố và công viên). Trẻ em thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là
uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010).
Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có
cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005”. Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống
rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên
tới 49% ở độ tuổi 17. Cha mẹ là yếu tố có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng
rượu, bia của học sinh, với 37% nam giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ
họ cho uống rượu trong tuần qua. Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia
đình, tại nhà của bạn bè hay tại các bữa tiệc.
Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt về giới
tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng như áp
lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày nay đã

“bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia. Ở Anh, dưới 18 tuổi không
được phép mua rượu cho mình nhưng 63% của những người tuổi từ 16 – 17 và 10% ở
độ tuổi 12 – 15 người đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu trong
quán rượu, quầy bar và câu lạc bộ đêm. Giới trẻ coi rượu như là một phương tiện giao lưu
xã hội với bạn bè (62%). Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng
(www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf).
Các chương tình quảng cáo về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại
chúng có sự tác động nhất định đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên. Một
nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở
Ai-len cho thấy: Đa số những thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu
thích các chương trình quảng cáo về rượu. Và, hầu hết các thanh thiếu niên tin rằng nội
dung của các chương trình quảng cáo sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục
tiêu cho họ, bởi vì các chương trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp
đêm, âm nhạc sôi động... Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là
những gợi ý, những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm
rằng rượu sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol
and advertising, 2010)
Việc lạm dụng rượu, bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ
yếu do các chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn. Nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông ở huyện Tirana – Albania, năm 2000 -
2005 cho biết những người có sử dụng rượu, bia có nguy cơ bị tử vong do tai nạn giao
thông cao gấp 6,15 lần người không sử dụng rượu, bia (Trích lại từ Tạp chí Y học dự
phòng, 2009, số 5 (104):130). Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia
gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với
thuốc lá (1,2%). Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97).
Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng, lứa
tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa. Sử dụng rượu, bia khác nhau theo lứa
tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia. Địa điểm mà giới
trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hay tại các bữa tiệc. Cùng với
gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng có sự tác
động nhất định đến hành vi sử dụng rượu, bia của giới trẻ.
2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rượu, bia
Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế đã có nhiều tác động tích cực đến đời
sống xã hội, song bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực liên quan đến hành vi
lối sống của con người như nạn lạm dụng rượu, bia, nghiện rượu, bia, ma túy, thuốc
lá… gây không ít hậu quả cho bản thân thanh thiếu niên, gia đình và toàn xã hội. Theo
thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải
gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Theo số liệu của bệnh viện tâm
thần trung ương, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu chiếm từ 5 – 6% bệnh nhân tâm thần
(Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006). Lạm dụng rượu, bia còn làm người sử dụng
bị biến đổi về nhân cách và trí tuệ… Trong báo cáo đánh giá chương trình mục tiêu của
Bộ Y tế cho thấy, năm 2002 – 2003 điều tra trên 67.380 người có 14,9% có biểu hiện
bệnh tâm thần, trong đó 5,3% do rượu, 0,3% do ma túy.
Ở Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của
thập kỷ trước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh
lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia
nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi.
Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người
từ 15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1,9% nghiện rượu, bia và
50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50. Trong một nghiên cứu khác
được thực hiện ở 6 tỉnh (Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tp.

Gm23f4dNAg41D6n

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status