Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

LỜI NÓI ĐẦU
--- Z Y ---
1. Lý do chọn đề tài
Nuôi con nuôi hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến và phức tạp như hiện nay. Nhà
nước ta luôn quan tâm đến quyền và lợi ích của trẻ em Việt Nam, nhằm bảo vệ và đem
lại các lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Luật nuôi con nuôi vừa mới ban hành và có hiệu lực
thi hành không tránh khỏi những khó khăn trong việc thi hành và áp dụng pháp luật về
nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một quan hệ khá phức
tạp. Nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp, bảo vệ quyền lợi của trẻ em được nhận
làm con nuôi nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng là mục tiêu chung của Luật nuôi
con nuôi hướng đến. Việc nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội tốt đẹp đang được nhà
nước ta khuyến khích duy trì và phát triển, nhưng một số thành phần cá nhân, tổ chức
đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội
như: buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục trẻ em và các hình thức
ảnh hưởng đến sức khỏe và lợi ích của trẻ em, đặc biệt trong quan hệ nuôi con nuôi
nước ngoài đang diễn ra rộng rãi, đa dạng và khá phức tạp như hiện nay. Chính vì vậy,
cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi, nhất là
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đang trở thành một yêu cầu cấp bách của xã hội
trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Đặc biệt, xem xét các quy định mới của Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 trong việc thực thi và áp dụng trong thực tiễn xã hội điều
chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi, cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cũng
vì lý do đó, tui đã chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài” nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong việc nuôi
con nuôi và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chủ yếu trong luật Nuôi con nuôi 2010 vừa
mới ban hành. Đề tài có những khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
và những phân tích, nhận định về các quy định pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi vừa mới ban hành. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa
xa những nhận xét chung khái quát, phương hướng hoàn thiện các quy định điều chỉnh
vấn đề về nuôi con nuôi dựa vào các quy định pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Lược sử nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam qua
các thời kỳ
1.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trong giai đoạn này, nước ta đang trãi qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giành lấy chính quyền. Nhà nước ta còn non yếu, hệ thống pháp luật trong thời kỳ
này chưa hoàn chỉnh, chủ yếu tập trung quy định hệ thống bộ máy nhà nước. Vì thế,
các vấn đề nhân và gia đình chưa được quy định nhiều và chặt chẽ. Hôn nhân và gia
đình trong giai đoạn này chủ yếu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến “sinh con nối dõi
tông đường”, duy trì nòi giống nên quan hệ hôn nhân gia đình chủ yếu điều chỉnh quan
hệ trong họ hàng huyết thống với nhau. Tuy nhiên, nuôi con nuôi cũng được đề cập
đến và có bước tiến về điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình, nuôi con nuôi. Bộ Luật
Hồng Đức là một bộ luật tiến bộ vào thời Lê, Bộ Luật Hồng Đức đã có các quy định
nói về việc nuôi con nuôi, tuy nhiên chủ yếu xoay quanh vấn đề địa vị pháp lý của
người làm con nuôi và một số quy định về điều kiện làm con nuôi, còn vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài không được đề cập đến
1
. Bộ Luật Gia Long thời
Nguyễn cũng quy định tương đối chi tiết về việc nuôi con nuôi, nhưng có nhiều điểm
hạn chế và không tiến bộ như Bộ Luật Hồng Đức. Bên cạnh đó, Bộ Luật Gia Long
cũng như Luật Hồng Đức không điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài mà chỉ
điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trong nước, chủ yếu là trong huyết thống dòng họ do
ảnh hưởng tư tưởng “duy trì nòi giống”.

Giai đoạn phong kiến này, nuôi con nuôi phát sinh từ nhu cầu cần lao động.
Người nuôi con nuôi thường được cho hay được bán cho những địa chủ, giai cấp quý
tộc vua chúa phong kiến bị bóc lột sức lao động. Những người lao động cùng kiệt khổ,
không có đất đai canh tác, gia đình nhiều lao động phải đi ở cho những người giàu.
Một số trong đó đi làm con nuôi của những người hiếm muộn về con cái, nhằm thoát
khỏi tình trạng đói nghèo. Trong thời này, nuôi con nuôi cũng nhằm mục đích đảm bảo
sự duy trì huyết thống, kế tục tổ tiên thờ cúng của những gia đình không có con cái,
người nhận con nuôi mong muốn có sự may mắn sẽ có con khi nhận con nuôi. Những
gia đình này thường hiếm muộn con cái hay không thể có con, chết do bệnh tật hay
chiến tranh. Xung quanh việc nuôi con nuôi cũng có những nguyên nhân do tính nhân
đạo, muốn làm việc thiện, tích công đức bởi ảnh hưởng của đạo giáo như Phật giáo,
Nho giáo.

qdYGgXr05HV9QWv

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status