Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm - Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, về lao động - việc làm ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá sự biến đổi về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm. Phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm - Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở các vùng đô thị hóa ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 7
2. Ýnghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................ 8
2.1. Ý nghĩa lý luận 8
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 8
4. Đốitượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...................................... 9
4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................... 9
4.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................. 9
4.3.Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội
học.................
10
5.1.Phương pháp luận nghiên cứu...................................................... 10
5.2. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học..................................... 10
5.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp........................ 10
5.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.............................. 10
5.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.......................... 10
5.2.4. Cách thức tiến hành chọn mẫu khảo sát......................... 11
5.2.5.Phương pháp phân tích, thống kê.................................... 14
5.2.6. Phương pháp phân tích, đánh giá trên cơ sở khung sinh
kế bền vững.............................................................................. 15
6. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 16
7. Khung lý thuyết.................................................................................. 18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 20
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 20
1.2 Cơ sở lý luận..................................................................................... 22
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng.................................................. 22
1.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội........................................................ 23
1.3. Một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu................................ 25
1.3.1. Khái niệm đô thị hoá............................................................... 25 1.3.2. Khái niệm hộ gia đình - thành viên hộ gia đình...................... 27
1.3.3. Khái niệm cơ cấu lao động, việc làm...................................... 29
1.2.4. Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động, việc
làm....
30
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN
CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH.
32
2.1. Tổng quan về tình hình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu lao động,
việc làm của Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005..................................... 32
2.2. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Từ Liêm giai đoạn
2000 - 2005....................................................................................... 33
2.2.1. Khái quát tình hình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu lao
động của Huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 - 2005............................. 33
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội các xã được chọn nghiên cứu........ 37
2.2.3. Một số đặc trưng cơ bản của các hộ gia đình được chọn
nghiên cứu khảo sát.......................................................................... 43
2.3. Sự biến đổi cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở
Huyện Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005............................... 47
2.3.1. Sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của lực lượng lao
động trong các hộ gia đình................................................................ 47
2.3.2. Sự dịch chuyển của lực lượng lao động trong các hộ gia
đình................................................................................................... 62
2.3.3. Dự kiến và nhu cầu hỗ trợ của lực lượng lao động liên quan
đến vấn đề việc làm và phát triển sản xuất - kinh doanh.................. 65
2.4. Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm
của các hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2000-
2005.................................................................................................. 70
2.4.1. Những tác động tích cực của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu
lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm, Hà
Nội giai đoạn 2000 - 2005................................................................ 70
2.4.2. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu
lao động và việc làm của các hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà
Nội giai đoạn 2000 - 2005................................................................ 79 2.5. Những đề xuất của cán bộ chính quyền/đoàn thể địa phương và
của các hộ gia đình về giải pháp trợ giúp của nhà nước và của
chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề lao động và việc
làm cho các hộ gia đình ở vùng đô thị hoá của Hà
Nội...........................
86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói
chung và Hà Nội nói riêng. Ở tầm vĩ mô, đô thị hoá là một trong những giải
pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển
mạnh các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác, đô thị hoá cũng là một
trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn
tại đặt ra cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một
bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm
khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hoá.
Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá thuộc loại
nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt trong giai đoạn
2000 - 2005. Điều này được thể hiện qua sự mở rộng về phạm vi địa giới, sự
tăng về số lượng các đơn vị hành chính (9 quận và 4 huyện) so với trước đây (4
quận và 5 huyện); sự tăng trưởng về số lượng các khu công nghiệp tập trung,
cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới...
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh
trong thời kỳ 2000 - 2005 với khoảng 200 dự án đầu tư, trong đó phần lớn là
phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng nghìn ha. Đi cùng
những dự án, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung
quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống của
người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ
thống dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, giao thông...) ngày càng được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã
hội nói chung, không thể không đề cập tới những ảnh hưởng của nó đối với vấn
đề lao động - việc làm.
Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của
huyện ngày càng bị thu hẹp và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi về cơ cấu lao động và việc
làm của người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ cấu lao động và việc làm của
người dân ở đây đã thay đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hoá? Người
dân đã thực hiện những chiến lược sinh kế như thế nào để có thể thích nghi với
hoàn cảnh và điều kiện sống mới? Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị
hoá là gì?.... Về những điểm này, đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu tìm hiểu
và lý giải. Kết quả nghiên cứu góp phần là cơ sở cho việc xây dựng các chính
sách, chương trình phát triển chung của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực lao
động - việc làm cho người dân trong phạm vi ảnh hưởng của quy hoạch, phát
triển đô thị trong thời gian tới.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình đô
thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm
trong giai đoạn hiện nay, đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học có liên quan:
lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết về biến đổi xã hội, khung lý thuyết phân
tích đánh giá tác động, phương pháp đánh giá dựa trên khung sinh kế bền vững
nhằm tìm hiểu và đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô
thị hoá đến sự biến đổi về cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình. Kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý
luận, phương pháp, khung lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề
liên quan đến đô thị, lao động, việc làm...
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cùng với ý nghĩa lý luận trên, kết quả nghiên cứu này cũng đồng thời góp
phần là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược quy hoạch phát
triển đô thị và giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân phù hợp với điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng ngoại thành Hà Nội theo
định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu Để có thể phát hiện những tác động (cả tích cực và tiêu cực) của vấn đề
đô thị hoá tới sự biến đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân ở các
huyện ngoại thành Hà Nội, đề tài sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể sau:
 Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hoá, về lao động - việc
làm ở Việt Nam hiện nay;
 Đánh giá sự biến đổi về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình
dưới tác động của quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm;
 Phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến
sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ
Liêm - Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005;
 Đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia
đình ở các vùng đô thị hoá ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của các
hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Các hộ gia đình chịu tác động trực tiếp (các hộ gia đình bị thu hồi đất)
và gián tiếp (các hộ gia đình không bị thu hồi đất) của đô thị hoá liên quan đến
vấn đề lao động và việc làm của các thành viên trong hộ gia đình.
- Cán bộ chính quyền và tổ chức/đoàn thể của các xã được chọn khảo sát.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại thị trấn Cầu Diễn, xã Mỹ Đình, xã Mễ Trì
và xã Minh Khai thuộc Huyện Từ Liêm, Hà Nội, là những nơi đang diễn ra quá
trình đô thị hoá với tốc độ nhanh trong giai đoạn 2000 - 2005.
Thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ năm 2000 đến 2005.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Phƣơng pháp luận Mác-xít được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề
tài để làm cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối
quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Như vậy,
phương pháp này giúp xem xét sự vận động, chuyển đổi của cơ cấu lao động,
việc làm của người dân trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô
thị ở Hà Nội hiện nay.
Đồng thời, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống cũng giúp xem xét quá trình
biến đổi về cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở vùng ngoại thành
Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hoá trong mối quan hệ biện chứng với
các thiết chế xã hội khác, từ đó xác định các định hướng phát triển về cơ cấu lao
động và việc làm cho người dân ở các vùng ngoại thành đang chịu tác động
mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá trong tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội ở
Hà Nội hiện nay.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:
- Phương pháp này được áp dụng để tra cứu, tổng hợp các báo cáo tổng
kết của huyện và các xã; thu thập các tài liệu sẵn có liên quan đến đô thị hoá, lao
động và việc làm phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập thông tin chung của huyện theo mẫu phiếu: 01 phiếu tổng hợp
thông tin chung liên quan đến vấn đề quy hoạch thu hồi đất, lao động, việc làm,
kinh tế, xã hội của huyện;
- Thu thập thông tin chung của xã theo mẫu phiếu: 04 phiếu tổng hợp
thông tin chung liên quan đến vấn đề quy hoạch thu hồi đất, lao động, việc làm,
kinh tế, xã hội của 4 địa bàn: thị trấn Cầu Diễn, xã Mỹ Đình, xã Minh Khai và
xã Mễ Trì;
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Thực hiện phỏng vấn sâu 10 chủ
hộ gia đình bị thu hồi đất và 10 chủ hộ gia đình không bị thu hồi đất về các vấn đề có liên quan đến lao động, việc làm, thu nhập... của hộ gia đình vào thời
điểm trước và sau khi diễn ra việc thu hồi đất.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
- Phỏng vấn 137 hộ gia đình bị thu hồi đất của 4 địa bàn: thị trấn Cầu
Diễn và các xã Mỹ Đình, Minh Khai và Mễ Trì;
- Phỏng vấn 56 hộ gia đình không bị thu hồi đất của 4 địa bàn: thị trấn
Cầu Diễn và các xã Mỹ Đình, Minh Khai và Mễ Trì;
- Phỏng vấn 462 thành viên trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi)
trong hộ gia đình bị thu hồi đất;
- Phỏng vấn 195 thành viên trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi)
trong hộ gia đình không bị thu hồi đất;
- Trưng cầu ý kiến 22 cán bộ chính quyền và đoàn thể của 4 địa bàn
được chọn khảo sát.
5.2.4. Cách thức tiến hành chọn mẫu khảo sát
5.2.4.1. Chọn mẫu xã: Trong tổng số 16 xã/thị trấn của Huyện Từ Liêm, chọn 4
xã có tốc độ thu hồi đất phục vụ mục tiêu đô thị hoá (phát triển khu công nghiệp
và đô thị) nhanh nhất trong giai đoạn 2000 - 2005. Tiêu chí này được căn cứ trên
số liệu thống kê thu hồi đất của các xã thuộc Huyện. Kết quả, đề tài nghiên cứu
lựa chọn được 4 xã khảo sát: Thị trấn Cầu Diễn, Xã Mỹ Đình, Xã Mễ Trì và xã
Minh Khai. Đây là 4 xã có tỷ lệ đất bị thu hồi lớn nhất trong giai đoạn 2000 -
2005 phục vụ các mục tiêu chủ yếu sau:
- Thị trấn Cầu Diễn: Mở rộng đường quốc lộ 32; xây dựng khu đô thị
cao cấp với tổng diện tích đất bị thu hồi đến năm 2005 là 75,2 ha, chiếm 35,3%
tổng diện tích đất của thị trấn.



WEz77svmk583KVb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status