Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khảo sát quan điểm, thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân (QHTDTHN). Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN hiện nay. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN trước hôn nhân: ảnh hưởng của phong tục tập quán; Các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; Nhóm bạn; Gia đình; Nhà trường; Các hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng, qua đó đề xuất một số
HƯƠNG 1: Ơ SỞ Ý UẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP UẬN.....................................16
1.1. ĐỊNH NGHĨA Á KHÁI NIỆ ........................................................................16
1.1.1. Khái niệm “sinh viên”................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm “Nhận thức”................................................................. 16
1.1.3. Khái niệm “ Thái độ” .................................................................... 17
1.1.4. Khái niệm “Hành vi”..................................................................... 18
1.1.5. Khái niệm “Tình dục” ................................................................... 19
1.1.6. Khái niệm “quan hệ tình dục trước hôn nhân” ............................. 20
1.1.7. Trinh tiết ở nữ giới và vấn đề chưa quan hệ tình dục ở nam giới..... 20
1.2. CÁC Ý THUYẾT Ơ SỞ SỬ D NG TRONG ĐỀ TÀI..................................20
1.2.1. Lý thuyết giới ................................................................................ 20
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội........................................................... 21
1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ........................................................ 23
1.2.4. Lý thuyết trao đổi.......................................................................... 25
1.3. Á QUAN ĐIỂ VÀ KHÍA ẠNH TÌNH D TRONG Ị H SỬ ...........28
1.3.1. Tổng quan nhận thức về tình dục trong lịch sử ............................ 28
1.3.2. Quan điểm tình dục tại Việt Nam ................................................. 30
HƯƠNG 2: NHẬN THỨ , THÁI ĐỘ, HÀNH VI ỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ QUAN HỆ TÌNH D TRƯỚ HÔN NHÂN ỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ....35
2.1. NHẬN THỨ , THÁI ĐỘ, HÀNH VI ỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
QUAN HỆ TÌNH D TRƯỚ HÔN NHÂN ỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ......35
2.1.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề tình dục trước hôn
nhân ......................................................................................................... 35
2.1.2. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên............ 54
2.1.3. Hành vi của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN trong sinh
viên.......................................................................................................... 64
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨ , THÁI ĐỘ, HÀNH VI
ỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUAN HỆ TÌNH D TRƯỚ HÔN
NHÂN TRONG SINH VIÊN........................................................................................72
2.2.1. Ảnh hưởng của phong tục tập quán .............................................. 72
2.2.2. Các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi................................................. 74
2.2.3. Nhóm bạn ...................................................................................... 75
2.2.4. Gia đình......................................................................................... 78
2.2.5. Nhà trường .................................................................................... 79
2.2.6. Các hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng.................... 81
KẾT UẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................83
Kết luận ................................................................................................... 83
Khuyến nghị ............................................................................................ 84
Ở ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Niên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2004 cho thấy: hàng năm hệ thống y
tế cả nước tiếp nhận từ 1,3 đến 1,5 triệu ca nạo phá thai. Tuy nhiên, nếu thống kê
được đầy đủ số liệu từ các cơ sở y tế tư nhân thì con số nạo phá thai ở nước ta
không dừng lại ở con số 1,5 triệu ca/năm. Nhưng cũng không cần đến con số đầy
đủ như vậy, Việt Nam cũng "đủ tiêu chuẩn" xếp thứ 3 về tỉ lệ nạo phá thai và
đứng đầu thế giới về tỉ lệ nạo phá thai vị thành niên.
Trong tài liệu "Triển khai thực hiện "chỉ thị 54-CT/TW của ban bí thư
Trung ương Đảng khoá IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống
HIV/AIDS trong tình hình mới" của Ban khoa giáo Trung ương tháng 2 năm
2006", tình dục được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS. Và thanh niên là lực lượng có nguy cơ mắc HIV/AIDS cao. Tỉ lệ
nhiễm HIV ở độ tuổi 20 - 29 tăng từ 15% năm 1993 đến 6% năm 2002. Bác
sỹ Nguyễn Huy Nga, giám đốc Uỷ ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS
trong cuộc nói chuyện tại thủ đô Wasington về tình hình HIV/AIDS và bệnh
cúm gia cầm tại Việt Nam ngày 19/7/2006 đã cho biết, tính đến năm 2006 con
số nhiễm HIV tại Việt Nam đã lên tới 280.000 người với chừng 60.000 người
đã phát triển thành AIDS và 54.000 người đã tử vong
Những hậu quả này đã khiến cho thực trạng QHTDHN trở thành một
vấn nạn trong xã hội nước ta hiện nay. Để cổ xuý đúng đắn những hành vi
hợp lý và loại bỏ những hành vi bất hợp lý, hơn bao giờ hết thực tiễn cuộc
sống đặt ra yêu cầu phải có những tìm hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục trước
hôn nhân của lớp thanh niên, từ quan điểm, nhận thức tới thái độ, hành vi.
Sinh viên là một bộ phận có hàm lượng tri thức cao, song sự tiếp nhận thông
tin và quan điểm cũng như hành vi của họ có thực sự “tiến bộ” hơn trong lớp
thanh niên nói chung?. Mỗi ngày vẫn có hàng loạt các ca nạo phá thai ngoài ý
muốn trong sinh viên? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng này?.

Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với các vấn đề xung quanh việc
QHTDTHN như thế nào?
Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra từ thực tiễn cuộc sống yêu thôi thúc
tác giả muốn có một cái nhìn đầy đủ từ nhận thức tới thái độ, hành vi của sinh
viên về vấn đề QHTDTHN trong sinh viên - Một vấn đề mà trong lịch sử nó
đã từng là một giá trị không được phép bước qua.
2. Tổng quan nghiên cứu
Kể từ sau Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo tháng 9
năm 1994, ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tình dục và các vấn
đề liên quan. Có thể chia các nghiên cứu khoa học về tình dục và các vấn đề
liên quan ở Việt Nam thành 3 khuynh hướng chính:
Khuynh hướng thứ nhất nghiên cứu tình dục như một bộ phận của
sức khoẻ sinh sản (SKSS). Khuynh hướng nghiên cứu này bao gồm nhóm
các nghiên cứu về tình dục và sức khoẻ sinh sản của học sinh, sinh viên. Đặc
điểm của nhóm đề tài này là nghiên cứu tình dục như là một bộ phận của
SKSS. Do đó, thành công của các nghiên cứu này không thể chỉ ra được mối
quan hệ giữa SKSS, SKTD với sức khoẻ nói chung của con người. Đây là
thiếu sót cần khắc phục trong kỷ nguyên HIV/AIDS" hiện nay (chữ dùng của
Anna Runeborg trong "Tình dục - sức mạnh siêu phàm") [01 ; 30]
Năm 1999 "Điều tra Vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam" do
viện xã hội học tiến hành tại 6 tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
thu được kết quả 10% nam vị thành niên và 5% nữ trong độ tuổi 15 - 22 đã có
QHTD trước hôn nhân.
Trong năm 2003, Bộ y tế cùng với tổ chức phi chính phủ, trong đó có
Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ bảo trợ trẻ em (UNICEF)... đã tiến hành
cuộc điều tra quốc gia về SKSS thanh thiếu niên. Đây là cuộc điều tra có quy
mô lớn và kết quả thu được có đóng góp rất lớn đối với công tác nghiên cứu
về SKSS VTN. Điều tra VTN tại 6 tỉnh trong cuộc điều tra này cho thấy ở các
tỉnh, thành, tỷ lệ nam thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 0% đến 19%, nữ
thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 2% đến 9%.
Khuynh hướng thứ hai nghiên cứu tình dục với tư cách là một vấn
nạn xã hội, là nguyên nhân mang lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Khuynh hướng này bao gồm 2 nhóm nghiên cứu chính:
- Nhóm 1: Nhóm các đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục.
Năm 1999, nghiên cứu "Nhận thức và thái độ của sinh viên các trường
Đại học về tình dục và ma tuý liên quan đến HIV/AIDS" do PTS. Phạm Đình
Huỳnh -Học viện Chính trị Quốc gia HCM chủ nhiệm là điển hình cho nhóm
đề tài này. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ dừng lại ở phân tích các yếu tố tác
động đến nhận thức và thái độ của sinh viên về HIV/AIDS, chứ chưa chỉ ra
các hành vi tình dục có nguy cơ cao để phòng tránh. Mặt khác, đề tài chưa
đưa ra một khẳng định cần thiết; tình dục là nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS.
- Nhóm 2: Nhóm các đề tài nghiên cứu về tình dục và nạo phá thai
Nhóm đề tài này đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng các biện
pháp tình dục an toàn. TDAT không chỉ để ngăn chặn STDs/AIDS khi có
quan hệ với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mà còn để kiểm soát sự
mang thai và tránh có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Nhóm đề tài
này cũng không nhắc đến TDAT như là một giải pháp cơ bản, mà trái lại,
thuật ngữ này cũng ít được các đề tài này nhắc đến.
Năm 1996, phòng XHH về môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Viện xã
hội học đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Tình dục và nạo phá thai trước hôn
nhân của nữ thanh niên tại Hà Nội". Trong đề tài này, các nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân của nữ
thanh niên ở Hà Nội. Kết quả phỏng vấn sâu của đề tài này cho thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nạo phá thai trước hôn nhân ở nữ thanh niên ở Hà Nội
chủ yếu là do các bạn nữ có quan niệm là đằng nào cũng lấy nhau nên không
cần giữ gìn. Mặt khác, khi thực hiện hành vi QHTD, các bạn nữ không
chú ý và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Điều này cũng được nhóm
nghiên cứu lý giải từ nguyên nhân về kênh thông tin. Vào những năm đầu
thập kỷ trước, tình dục hiếm khi được bàn luận một cách công khai. Điều đó
dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền và TDAT và SKSS để giúp thanh
niên tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao.
Các đề tài về vấn đề tình dục ở nước ta nhìn chung đều tập trung trả
lời câu hỏi: Tình dục mang lại hậu quả gì? Bởi vậy vấn đề mà các đề tài này
cố gắng giải quyết là khắc phục nhanh hậu quả xã hội tiêu cực do tình dục
mang lại.
Khuynh hướng nghiên cứu thứ ba dựa trên quan điểm coi tình dục là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bản thân hành vi tình dục
không phải là tác nhân dẫn đến tiêu cực xã hội, mà cái cách người ta nhìn
nhận về tình dục mới dẫn đến những việc tiêu cực đó. Khuynh hướng này
thực sự là sự bổ sung cho những hạn chế tồn tại trong công tác nghiên cứu
tình dục ở Việt Nam.
Năm 1999, khi tìm hiểu về vấn đề tình dục trong đô thị tại xã hội Việt
Nam đương đại, tác giả T.Gammeltoft đã rút ra một kết luận khá thú vị, đó là
việc thanh niên đô thị QHTDTHN không phải là "một phút yếu lòng", một sự
sa ngã hay sự quy thuận để đánh đổi lấy một cái gì đó. Ngược lại, đó là sự lựa
chọn hợp lý trong logic hành động của họ, là quyết định chủ quan của bản
thân họ chứ không phải vì bất cứ một nguyên nhân khách quan nào xô đẩy.
“Quyết định QHTDTHN ở thanh niên không chỉ nhằm mục đích thoả mãn
tình cảm nhục dục, mà còn có thể hướng tới một nền tảng vững chắc cho cuộc
hôn nhân tương lai”.
Tác giả Khuất Thu Hồng khi đánh giá về tổng quan nghiên cứu tình dục
tại Việt Nam thì cho rằng: "Các nghiên cứu gần đây đã tăng sự chú ý đến tình
dục của thanh niên, tập trung vào sự thay đổi trong kiến thức, thái độ và thực
hành tình dục của họ. Những nghiên cứu này được định hướng bởi sự gia tăng
nhanh chóng việc mang thai trước hôn nhân và phá thai trong thanh niên,
cũng như sự gia tăng số lượng thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS". [11 ;35] Theo
tác giả, để giải thích về nguyên nhân, người ta kết nối sự phát triển kinh tế, sự
thay đổi về nhân khẩu và sự thay đổi về xã hội nhanh chóng với việc tăng tuổi
kết hôn của thanh niên, sự kiểm soát lỏng lẻo của gia đình ảnh hưởng tới họ
trong khi các thể chế xã hội như nhà nước và các tổ chức đoàn thể khác tỏ ra
kém hoà nhập với xã hội.
Đề tài nghiên cứu này của tác giả cũng nằm trong khuynh hướng thứ
ba, xuất phát điểm coi tình dục là một phần tất yếu của cuộc sống, nghiên cứu
sẽ là sự bổ sung cần thiết không chỉ ở khía cạnh đối tượng tìm hiểu là sinh
viên, nhóm đối tượng nòng cốt thay mặt cho thế hệ trẻ, mà còn thể hiện ở các
kết quả nghiên cứu và khía cạnh tiếp cận. Đề tài muốn tìm hiểu từ nhận thức,
thái độ tới hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân trong chính sinh viên, xem xét giữa nhận thức, thái độ tới hành vi có
khác nhau nhiều không và điều gì làm nên sự khác nhau đó. Sinh viên khác
với thanh niên khác trong xã hội là đã được học về chương trình chăm sóc sức
khỏe, tình dục an toàn điều đó cũng có nghĩa họ đã biết được những tác hại và
hệ quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như các cách phòng tránh
hay kiềm chế bản thân. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đối tượng được tiếp cận
nhiều nguồn thông tin khác nhau và nhiều quan điểm khác nhau từ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy thì quan điểm, thái độ và trong hành
vi của họ có điều khác với những nhóm đối tượng khác? Những câu hỏi này
đã thôi thúc tác giả tìm lời giải trong đề tài này. Vì thế, đề tài không chỉ là sự
đóng góp vào thực tế với những đề xuất về mặt giải pháp mà còn là sự bổ
sung cần thiết cho việc nhận thức.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status