Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thực trạng - nguyên nhân - giải pháp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghên cứu, phân tích, hệ thống hóa những quan niệm, khái niệm về nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trong trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Đánh giá thực chất nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo của nhà trường, phân tích những nguyên nhân, đề ra một số giải pháp: đề nghị Đại Học Quốc Gia Hà Nội giao cho nhiều hơn nữa quyền tự chủ trong việc đổi mới đào tạo và NCKH sinh viên. Chủ động đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Tăng cường thời lượng của trình thực tập, giảm thời lượng và số giờ học lý tnuyết. Giảm số lượng biên chế sinh viên để dễ chia nhóm thảo luận, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao tính chất nghiên cứu trong học tập và đào tạo của sinh viên và nhà trường
1. Lý do chọn đề tài :
Về mặt thực tiễn, những người làm công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu
khoa học của nhà trường, quan tâm tới mâu thuẫn giữa phương hướng phát
triển chiến lược của nhà trường trong nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ
XXVI năm 2006: xây dựng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội theo hướng một trường “Đại học nghiên cứu chất lượng cao” với thực tế
hiện tại nhà trường là “Trường Đại học ít chất nghiên cứu”. Với những đánh
giá như, chúng ta đang đào tạo những gì có, chưa thực sự đào tạo những gì xã
hội cần. Phương pháp giảng dạy cổ điển, nặng về lý thuyết, chậm đổi mới.
Sinh viên học một cách thụ động, thiếu sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa
học chỉ có tính chất phong trào chưa có tính bắt buộc bằng cơ chế. Sản phẩm
đào tạo là những cử nhân tốt nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường...Hiện nay nhà trường đang thực hiện bước đột phá trong công tác đào
tạo đó là chuyển dần từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo
tín chỉ nhằm mục đích nâng cao hơn hàm lượng nghiên cứu trong quá trình
đạo tạo và bám sát yêu cầu của thị trường lao động…Muốn vậy, một trong
những bước đi cần thiết cho sự chuyển đổi đó là nhà trường phải xác định và
đánh giá chính xác các điều kiện hiện tại về mọi mặt của mình. Đặc biệt là nhà
trường phải đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của tập thể đông đảo giảng viên và sinh viên của trong
trường. Câu hỏi đặt ra là hịên nay hoạt động nghiờn cứu khoa học của sinh
viờn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội đang được thực hiện như thế nào ?
Về mặt lý luận khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên là một trong những
chủ đề cơ bản của xã hội học giáo dục và xã hội học. Đã có nhiều nghiên cứu
khoa học về phương pháp học, lối sống, nhận thức về tình yêu, tình bạn sinh
viên...Cũng đã có một số nghiên cứu về hoạt động NCKH của sinh viên nhưng
míi chỉ nghiên cứu một vài khía cạnh, hay những hình thức đơn lẻ của hoạt
động này. Những nghiên cứu đầu đủ về tất cả các hình thức hoạt động NCKH
của sinh viên dưới góc độ xã hội học còn rất ít. ở nghiên cứu này, dưới góc độ
xó hội học chúng tui muốn góp phần trả lời câu hỏi trên đây bằng cách chọn chủ
đề “Nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp”, để nghiên cứu. Mục đích của nghiên
cứu là nhằm tìm ra các luận cứ khoa học cụ thể để đánh giá mức độ thực hiện các
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay, xác định những nguyên
nhân, đề ra những giải pháp cho công tác quản lý đào tạo, quản lý nghiên cứu khoa
học và những định hướng cho việc xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành một trường Đại học nghiên cứu chất lượng cao trong thời gian tới.
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
2.1 ý nghĩa khoa học :
- Vận dụng một số kiến thức xó hội học để nghiên cứu một vấn đề xã hội cụ
thể là vị trí, vai trò của NCKH của sinh viên trong trương đại học, qua đó
cung cấp một số phát hiện, góp phần bổ sung và phát triển xã hội học giáo dục
và xã hội học tri thức khoa học.
2.2 ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần tìm ra những luận cứ khoa học cho việc triển khai cỏc hoạt động
định hướng “xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà nội
thành trường đại học nghiên cứu chất lượng cao” trong đó giảng dạy, học tập
gắn liền với nghiên cứu khoa học thời gian tới.
2.3. Điểm mới của luận văn:
- Lần đầu tiên từ gúc độ xó hội học, khảo sát toàn bộ 8 hình thức nghiờn cứu
khoa học cơ bản do ĐHQG HN quy định :
+ Thực tập thực tế (kể cả các hình thức thực tập thực tế phục vụ cho mỗi môn
học do giảng viên yêu cầu).
+ Khoá luận tốt nghiệp
+ Thảo luận chuyên đề (Seminar)
+ Tham gia các câu lạc bộ khoa học
+ Viết bài tham gia hội thảo khoa học
+ Viết bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
+ Thực hiện báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học sinh viên hàng năm
+ Tham gia các dự án nghiên cứu thực tế.
- Nhiệm vụ lý luận là nghiên cứu, phân tích, hệ thống hoá những quan niệm,
khái niệm về nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- Đánh giá thực chất nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào
tạo của nhà trường, phân tích những nguyên nhân, đề ra những giải pháp cho
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường.
4. Nhiêm vụ nghiên cứu :
- Mô tả (định lượng), mức độ tham gia thực hiện các hình thức hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường.
- Mô tả và đánh giá mức độ chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu.
- Xác định và phân tích các nguyên nhân cơ bản tác động tới các hình thức
hoạt động nghiên cứu khoa học đó.
- Đề ra một số giải pháp nâng cao tính chất nghiên cứu trong học tập và đào
tạo của sinh viờn và nhà trường.
5. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
5.1. Khách thể nghiên cứu:

NZ767i1Y3RxpxZw

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status