Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 11
Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................................................. 12
1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch .................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch...................................................... 12
1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ......................................... 13
1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến ................................ 14
1.2.1. Cạnh tranh ................................................................................... 14
1.2.2. Năng lực cạnh tranh..................................................................... 16
1.2.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến...................................................... 17
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước ............. 22
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Singapore.......... 22
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Thái Lan ........... 24
1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung Quốc....... 26
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho ngành du lịch tỉnh Tiền Giang ......................................................... 28
Tiểu kết chương 1...................................................................................... 29
Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ....................................................................... 30
2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang...................... 30
2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch ................................................................... 30
2.1.2. Giao thông đi lại .......................................................................... 32
2.1.3. Nơi ăn nghỉ................................................................................... 33
2.1.4. Các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung.............................. 34
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang ................................................................................................ 37
2.2.1. Đặc điểm điểm đến....................................................................... 37
2.2.2. Đặc điểm của du khách ................................................................ 38
2.2.3. Hành vi của các công ty lữ hành .................................................. 39
2.2.4. Các nhân tố bên ngoài.................................................................. 39
2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ......... 40
2.3.1. Khảo sát theo phương diện phía cung .......................................... 40
2.3.2. Khảo sát theo phương diện phía cầu ............................................ 51
2.3.3. Khảo sát theo mô hình SWOT...................................................... 62
2.3.4. Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang... 72
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 74
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020. 75
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020 ................................................................................. 75
3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. 75
3.1.2. Mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 .... 76
3.1.3. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 202080
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020 ......................................................................... 83
3.2.1. Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư....................................... 83
3.2.2. Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí......................................... 84
3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ............... 85
3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ................................... 89
3.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ............................ 90
3.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch........................... 92
3.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch bền vững ............. 94
3.2.8. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch .. 95
3.2.9. Hợp tác, liên kết phát triển ........................................................... 96
3.3. Kiến nghị............................................................................................ 97
3.3.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.................................. 97
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Tỉnh ............................................ 97
KẾT LUẬN................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101
PHỤ LỤC.................................................................................................. 103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi của
con người nhiều hơn trước đây, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng
tăng và trở thành nhu cầu cơ bản trong đời sống văn hóa - xã hội của con
người. Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, du lịch đang phát triển không ngừng. Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt
động du lịch phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Ở
Việt Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh
cả về số lượng và chất lượng, đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân, góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối
quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình
ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Tiền Giang cũng đang có những bước
khởi sắc đáng kể. Tiền Giang là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với tiềm năng du lịch rất lớn,
đặc biệt là du lịch với đặc trưng chung đó là du lịch sinh thái miệt vườn, du
lịch sông nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã
tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và luôn nâng cao các tiêu chuẩn của
ngành. Vì vậy, ngành du lịch của Tỉnh đã đóng góp tích cực vào công cuộc
phát triển kinh tế chung của địa phương, giữ vai trò là ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, du lịch tỉnh Tiền Giang đã bộc lộ một số mặt hạn chế, sự phát triển
của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó,
trong xu hướng phát triển và hội nhập của du lịch thế giới, du lịch tỉnh Tiền
Giang không những phải cạnh tranh với du lịch trong nước, mà còn phải cạnh
tranh với du lịch các nước trong khu vực. Trước thực trạng này, việc đề ra các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền
Giang là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội chung của Tỉnh. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu này,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch tỉnh Tiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Các phát hiện của đề
tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cho du lịch tỉnh Tiền Giang tìm ra
các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch
của Tỉnh, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung
của tỉnh Tiền Giang.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về năng lực
cạnh tranh điểm đến.
Về mặt thực tiễn: Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch Tỉnh, đưa
ra những định hướng và giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh du
lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Tỉnh, khắc phục những tồn
tại hiện nay, đồng thời phát huy các thế mạnh để xây dựng mô hình phát triển
du lịch theo mục tiêu bền vững.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm
đến của du lịch tỉnh Tiền Giang trong sự phát triển đa dạng của nhiều điểm
đến du lịch khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến và các
phương pháp xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền
Giang dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim.
Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang.
4.2. Phạm vi
- Về nội dung: Đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên lý
thuyết của Metin Kozak và chỉ số của Dwyer & Kim.
- Về không gian: Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chủ yếu tập
trung tại tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh về du lịch của
Tỉnh.
- Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ
năm 2008 đến năm 2012.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh điểm đến cũng ngày một nhiều hơn. Trên thế giới có nhiều nghiên
cứu đề cập đến cạnh tranh điểm đến du lịch như: “Yếu tố quyết định đến năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch Châu Á - Thái Bình Dương: toàn diện và phổ
quát” [22]; “Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từ du khách. Quan điểm:
mối quan hệ giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thức năng lực cạnh tranh điểm
đến” [20]. Những nghiên cứu trên và nhiều công trình khác đã cho thấy rằng
cách thức xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến chủ yếu tập trung
khảo sát điều tra khách hàng và những nhân tố nội vi. Ngoài ra cách thức so
sánh với đối thủ cạnh tranh tương đồng để đưa ra lợi thế cạnh tranh cũng là
một trong những phương pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng.
Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số công trình như: “Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc
tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Vụ Lữ hành, Tổng cục
Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh về lĩnh vực lữ hành quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra còn có đề tài
“Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế
chính trị của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. Đề tài nêu lên các vấn
đề lý luận về cạnh tranh điểm đến cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, một số đề tài ở phạm vi nhỏ
hơn quốc gia cũng được thực hiện như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Thu Vân, luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh, 2011), đề tài thu thập số liệu dựa vào mô hình xây dựng các chỉ
số cạnh tranh; “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế”
(Thái Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp, tạp chí khoa học, đại học Huế, số 60,
2010), nghiên cứu này làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh du
lịch của thành phố Huế.
Các công trình nghiên cứu điển hình về hoạt động du lịch tại tỉnh Tiền
Giang như: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
đến năm 2010” (Võ Thị Thu Thảo, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh,
2005); “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang” (Nguyễn Thị
Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ du lịch, 2012); “Đánh giá tài nguyên du lịch
tỉnh Tiền Giang” (Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, luận văn thạc sĩ du lịch, 2013).
Nội dung của các nghiên cứu trên đã làm rõ được một số lợi thế cũng như
điểm yếu của du lịch tỉnh Tiền Giang trong hoạt động du lịch, từ đó đưa ra
một số giải pháp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển du lịch tỉnh Tiền
Giang. Tuy nhiên, tính cạnh tranh chưa được đề cập rõ nét và chưa có một
công trình nào đề cập đến khía cạnh năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang. Vì vậy, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch tỉnh Tiền Giang sẽ làm rõ khía cạnh này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như
phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, phương pháp SWOT (Strenghts
Weaknesses - Opportunities - Threats), phỏng vấn sâu và phương pháp
chuyên gia để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền
Giang.
Tác giả đã phân tích định tính, định lượng từ các nguồn số liệu sau:
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các số liệu do người khác thu
thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô hay dữ liệu đã qua xử lý. Những
số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập là báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch
tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012 và quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; số liệu từ các trang web, báo đài,…
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nguồn số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn là
những cán bộ làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; nhà
quản lý các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các giảng viên
đang giảng dạy về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh.
- Điều tra bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết lập để điều tra các yếu tố khách
quan từ du khách, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang. Đối tượng khách được điều tra bao gồm cả khách du lịch nội
địa và quốc tế đến du lịch tỉnh Tiền Giang, với tổng số phiếu phát ra là 300
phiếu. Kết quả thu về là 290/300 phiếu. Kiểm tra 290 phiếu điều tra thì
không có phiếu nào loại bỏ. Sau khi thống kê kết quả điều tra, tác giả đã
tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the
Social Sciences) và sử dụng công cụ NPS (Net Promoter Score) để đo
lường sự hài lòng của du khách.

349TFs9NqF1zX2T

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status