Nhãn sinh thái và khả năng áp dụng công cụ này trong quản lý môi trường tại Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã hội
và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm
nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên…
Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc
phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia
trên thế giới quan tâm từ rất lâu. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội
tốt đẹp hơn. Một trong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và
tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm
Xanh, sản phẩm sinh thái. Đó chính là cơ hội cho những “dự định xanh” còn dang
dở và cũng là cơ hội để cứu hành tinh đã chạm ngưỡng 7 tỷ người.
Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời
sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển. Đi vào đời sống người dân Việt
1
Nam chưa lâu nhưng chúng tui tin rằng cùng với xu hướng trên toàn thế giới, các
sản phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam, trở thành xu hướng tất yếu.
Tất nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của
chúng ta, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cho công tác quản lý công
cụ nhãn sinh thái ở Việt nam.
Trong quá trình hội nhập hiện nay, nhãn sinh thái càng có ý nghĩa khi chúng
ta tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với những hàng rào kĩ thuật
chặt chẽ. Nhãn sinh thái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được yêu cầu của
việc nâng cao chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn theo
hướng phát triển bền vững.
I.Khái niệm về Nhãn sinh thái:
1.1.Nhãn sinh thái là gì?
Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với
môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những
cách hiểu tương đối phổ biến như sau:
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái
được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường
của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá
vòng đời sản phẩm”.
Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế
giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát
2
hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi
trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự
khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hay dịch vụ có thể dưới
dạng một bản công bố, biểu tượng hay biểu đồ trên sản phẩm hay nhãn bao gói,
trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hay các hình thức khác”
Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu
tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hay trong
một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu
vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản
phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi
trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh
thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.
Như vậy, có thể hiểu: Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại
nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi
trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Dán nhãn sinh thái là một phương pháp để công nhận sự thân thiện với môi
trường được thực hiện trên thế giới. Một “nhãn sinh thái” đánh dấu một sản phẩm
đáp ứng những tiêu chuẩn hay chỉ tiêu về môi trường nhất định. Khác với những
biểu tượng xanh hay những lời tuyên bố của nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ, một
nhãn sinh thái được một tổ chức thứ ba trao cho những sản phẩm và hàng hoá được
xác định là đáp ứng các chỉ tiêu môi trường nhất định. Ví dụ như khi nhận biết hay
3


Hpwh0Y3HP04prq8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status