hiệu quả dùng vốn lưu động tại chi nhánh công ty TNHH Bảo An - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả dùng vốn lưu động tại chi nhánh công ty TNHH Bảo An
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
PHẦN I 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ 8
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 8
A.TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8
I.KHÁI NIỆM VỐN LƯU ĐỘNG 8
II.PHÂN LOẠI, KẾT CẤU, VAI TRÒ VÀ DỰ TOÁN VỐN LƯU ĐỘNG 8
1.Phân loại vốn lưu động 8
1.1.Dựa theo hình thái biểu hiện 8
1.2.Dựa vào nguồn hình thành 9
1.3.Dựa vào vai trò của từng loại 9
1.4.Dựa vào quan hệ sở hữu 9
2.Kết cấu của vốn lưu động 9
2.1. Khái niệm 9
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động 9
3.Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 10
4.Dự toán vốn lưu động 11
4.1.Sự cần thiết phải dự toán vốn lưu động 11
4.2.Ý nghĩa xác định nhu cầu vốn lưu động 11
4.3.Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 11
B.NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 13
I.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG 13
1.Khái niệm 13
2. Ý nghĩa 13
II. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG 14
1. Đối với nhà quản lý 14
2 . Đối với nhà đầu tư 14
3.Đối với người cho vay 14
4.Đối với nhà cung cấp 15
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 15
1. Tài liệu sử dụng 15
1.1.Bảng cân đối kế toán 15
1.2.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16
1.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16
1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 17
1.5. Các nguồn thông tin khác 17
2.Phương pháp phân tích 17
2.1.Phương pháp so sánh 17
2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn 17
2.3.Phương pháp phân tích tỷ lệ 17
IV.NỘI DUNG PHÂN TÍCH 18
1.Phân tích tình hình biến động và phân bổ cơ cấu tài sản ngắn hạn 18
2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 19
3.Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu 19
3.1.Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng 19
3.2. Theo dõi khoản phải thu 20
4.Phân tích về hàng tồn kho 21
5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 22
5.1.Chỉ tiêu trực tiếp 22
5.2.Chỉ tiêu gián tiếp 22
6.Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 23
6.1.Phân tích vốn lưu động ròng 23
6.2.Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR) 24
7.Các chính sách quản lý và sử dụng vốn lưu động 24
7.1. Quản lý vốn bằng tiền 24
7.2.Quản lý và sử dụng các khoản phải thu 26
7.3.Quản lý tồn kho 27
PHẦN II 30
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 30
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 30
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 30
1. Quá trình hình thành 30
2 . Sự phát triển 30
3 . Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 31
a.Chức năng 31
b.Nhiệm vụ 31
c.Quyền hạn 31
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY 32
1. Môi trường kinh doanh của chi nhánh công ty 32
2. Các nguồn lực nội tại của chi nhánh công ty 33
III.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 35
1. Tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh công ty 35
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 35
b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 36
2.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở chi nhánh công ty. 37
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 37
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 37
c. Hình thức kế toán áp dụng tại chi nhánh công ty 38
IV.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY 39
1.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong bảng báo cáo KQHĐKD 39
2.Tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước 42
B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 42
1.Phân tích cơ cấu vốn lưu động 42
2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động 43
3.Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng tại chi nhánh công ty 44
3.1.Phân tích vốn lưu động ròng 44
3.2.Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng 45
4.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chi nhánh công ty 45
4.1.Phân tích tình hình thanh toán 45
4.2.Phân tích khả năng thanh toán của chi nhánh 54
5.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 55
5.1.Chỉ số vòng quay vốn lưu động 55
5.2. Hệ số đảm nhận vốn lưu động (Hđn) 58
5.3.Tỷ số doanh lợi 58
PHẦN III 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 60
A.MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 60
I.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 60
II.NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 61
1.Vốn bằng tiền 61
2.Các khoản phải thu 61
3.Hàng tồn kho 61
B.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 61
I.TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 61
1.Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 61
2.Căn cứ vào điều kiện khách quan của nền kinh tế 62
3.Căn cứ vào tình hình cạnh tranh trên thị trường 62
II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH BẢO AN 63
1.Quản lý tiền mặt 63
2.Quản lý hiệu quả hàng tồn kho 64
2.1.Biện pháp quản lý hàng tồn kho 64
2.2 . Xác định mức tồn kho hợp lý 66
3. Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 68
4. Xây dựng chính sách tín dụng bán hàng 69
5.Mở rộng thị trường tiêu thụ 73
KẾT LUẬN
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
A.TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I.KHÁI NIỆM VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn lưu động của doanh nghiệp là những khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như: Tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
Do vậy để quản lý tốt vốn lưu động phải xem xét ở hai khía cạnh rõ rệt:
+ Xác định cơ cấu hợp lý trong vốn lưu động.
+ Tìm các nguồn tài trợ ngắn hạn thích hợp.
Nếu ta chỉ nghiên cứu khía cạnh độc lập trong vốn lưu động thì kết quả đánh giá khó hoàn chỉnh. Vì theo hướng quản lý hiện tại, mỗi việc đầu tư đều có liên quan dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận như một tổng thể, có phối hợp ăn khớp.Tuy nhiên, muốn tìm hiểu tổng thể ta phải hiểu từng phần cấu thành tổng thể đó. Tức là phải chia tổng thể đó thành những phần nhỏ để dễ phân tích sau đó tổng hợp lại.
II.PHÂN LOẠI, KẾT CẤU, VAI TRÒ VÀ DỰ TOÁN VỐN LƯU ĐỘNG
1.Phân loại vốn lưu động
Trong các doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm, nghĩa là càng tổ chức tốt quá trình: Mua sắm, tổ chức, tiêu thụ và phân bổ vốn hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển để vốn chuyển tiến nhanh từ một loại này sang một loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác thì tổng số vốn lưu động sẽ ít hơn mà hiệu quả mang lại cao hơn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt, ta cần phân loại vốn lưu động. Ta có thể phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức sau:
1.1.Dựa theo hình thái biểu hiện
+ Tiền: Bao gồm tiền mặt (bao gồm cả tiền việt nam và ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn dưới dạng tiền quỹ đầu tư, tiền đang chuyển và các kim khí quý, đá quý khác.
+Các khoản phải thu: Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác.
+Hàng tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi đường hay gửi đi bán của doanh nghiệp.
1.2.Dựa vào nguồn hình thành
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Gồm số vốn lưu động được nhà nước cấp hay có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước như các khoản chênh lệch giá và các khoản phải nộp ngân sách nhưng được để lại, số vốn lưu động do xã viên, cổ đông đóng góp, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung, số vốn góp từ liên doanh, liên kết, số vốn thu hút qua quá trình phát hành cổ phiếu.
+ Nguồn đi vay: Vay vốn ngân hàng, của các tổ chức tín dụng hay của các cá nhân trong và ngoài nước hay bằng con đường phát hành trái phiếu, …
1.3.Dựa vào vai trò của từng loại
+Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của các loại nguyên-nhiên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
+Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và các khoản chi phí phải trả trước.
+Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là biểu hiện bằng tiền của các thành phẩm chờ tiêu thụ, hàng hoá mua ngoài, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản thế chấp, ký cược, các khoản tạm ứng, …
1.4.Dựa vào quan hệ sở hữu
+Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động doanh nghiệp có đầy đủ các quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh.
+Nợ phải trả: Là các khoản vốn lưu động được hình thành do nhu cầu sản xuất mà doanh nghiệp đã vay ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước hay bằng con đường phát hành trái phiếu, cổ phiếu, …
2.Kết cấu của vốn lưu động
2.1. Khái niệm
Kết cấu của vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc nghiên cứu vốn lưu động giúp cho chúng ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm ra mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động
+Các nhân tố về đặc điểm kinh doanh: Qui mô kinh doanh, trình độ, tính chất, chu kỳ kinh doanh, …có ảnh hưởng nhiều đến lượng vốn lưu động bỏ ra trong mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
+Các nhân tố về dự trữ và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách địa lý, phương tiện vận chuyển giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng, kỳ hạn mua hàng…đều ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn lưu động mà doanh nghiệp cần đầu tư vào khâu dự trữ.
+Các nhân tố về mặt thanh toán: Khả năng thanh toán, cách thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc quay nhanh vòng luân chuyển vốn lưu động.
Đồng thời, kết cấu vốn lưu động còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ sản xuất, trình độ, tổ chức và quản lý.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế chính trị của mỗi nước cũng ảnh hưởng đến vốn lưu động. Nếu đất nước có nền kinh tế ổn định thì các doanh nghiệp kinh doanh an tâm hơn. Do vậy, lượng vốn cần kinh doanh sẽ ít hơn.
3.Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Là điều kiện cần và đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn và được tiến hành liên tục.
Nếu qui mô và khả năng vốn lưu động lớn sẽ giúp công ty làm chủ được quá trình kinh doanh, nắm bắt cơ hội tốt trong việc mua hàng hoá và bán hàng hoá. Bởi vì giá cả thị trường, do tác động của qui luật cung cầu luôn biến đổi liên tục, lúc cao, lúc thấp. Việc nắm bắt được tình hình này giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể không gặp những rủi ro như mất mát, hư hỏng, giá cả bị giảm mạnh. Vì thế trong trường hợp này công ty cần có một lượng vốn lưu động lớn. Nhất là trong cơ chế thị trường khi mà tính cạnh tranh trong kinh doanh gay gắt, vốn lưu động là một trong những yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Nếu cơ cấu vốn lưu động hợp lý, đầu tư vào các hình thái khác nhau, được phân bổ ở các giai đoạn khác nhau: mua hàng, dự trữ, bán ra, làm chúng tồn tại đồng bộ, ăn khớp với nhau sẽ giúp quá trình kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Không thể sản xuất nhiều, dự trữ nhiều khi số lượng tiêu thụ ít, và ngược lại. Vì vậy xác định cơ cấu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh phải được tính toán cân nhắc linh hoạt thì mới hiệu quả.
Nó phản ánh và đánh giá sự vận động của các loại hàng hoá như: Thời gian nằm trong mỗi khâu như thế nào? Kể từ khi mua về, thời gian tồn trữ của mỗi loại hàng hoá ra sao? Để từ đó có kế hoạch cụ thể, kịp thời hay di chuyển từ kinh doanh mặt hàng này đến mặt hàng khác làm cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao
Tóm lại: Vốn lưu động có vai trò quan trọng quyết định đến sự sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng khai thác và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh phải xác định đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốn này, tránh tình trạng thiếu hụt hay lãng phí. Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn lưu động trong thời gian khác nhau, có như vậy quá trình sản xuất kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất.



o9wB4ZNxvDgjRPc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status