Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Khảo sát công nhân đang làm việc tại 2 doanh nghiệp là Công ty may Hà Nội và Công ty TNHH Đức Nam Long với 300 phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả cho thấy mức sống của gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá hơn mức sống của gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp quốc doanh, nhưng quan điểm về hôn nhân không có gì khác biệt, mối quan hệ vợ chồng của gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp được thể hiện một cách bình đẳng hơi thiên lệch về phía người chồng và trình độ học vấn của cha mẹ là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giáo dục cho con cái

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã tác động mạnh
mẽ tới nhiều tầng lớp và nhóm xã hội, trong đó có nhóm công nhân đang làm
việc tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Những điều tra Xã hội học đã cho thấy chính những thành công bước đầu
nhưng đáng kể của sự đổi mới đất nước đã tạo ra thế hệ công nhân mới góp phần
không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Với những
đặc trưng riêng về nguồn lực, những người công nhân này đang đứng ở trung
tâm của sự biến đổi của đất nước, trong đó có những biến đổi về nhận thức, định
hướng giá trị cũng như những hoạt động sống trong gia đình họ.
Gia đình là một yếu tố cấu thành của xã hội tổng thể, nó cũng phản ánh
chân thực những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Trong quá trình chuyển đổi
từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, sự biến đổi những giá trị của gia
đình truyền thống và sự hình thành những hình thái mới là một tất yếu. Tuy
nhiên diễn biến đó hết sức phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình, những chuyển
đổi về cơ cấu, chức năng, định hướng giá trị của gia đình sẽ giúp nhà nghiên cứu
hiểu hơn về xã hội và gia đình Việt Nam.
Trước sự thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay của đất nước,
những giá trị đích thực trong gia đình đang được người dân quan niệm ra sao?.
Có sự khác biệt trong định hướng giá trị về gia đình giữa công nhân đang làm
việc tại doanh nghiệp Quốc doanh và công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp
ngoài Quốc doanh hay không? Từ việc tìm hiểu nhận thức, quan điểm, nhu cầu
của công nhân về tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể; về giáo dục con cái; về
vai trò vợ chồng trong gia đình tác giả mới hiểu được những định hướng cho sự
phát triển nhân cách nói chung và định hướng giá trị về gia đình nói riêng họ.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tiến hành một nghiên cứu Xã hội học
thực nghiệm để lý giải các sự kiện xã hội diễn ra trong đời sống những người
công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp. Họ đóng vai trò là một nhóm xã hội
đặc thù, là một tiểu hệ thống trong một xã hội tổng thể. Bên cạnh đó, luận văn
chỉ ra những nét điển hình trong nhận thức về gia đình của công nhân trong
doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trên cơ sở so sánh với những công nhân trong
doanh nghiệp Quốc doanh. Từ đó nêu bật lên diện mạo nhóm công nhân này
trong thời kỳ đổi mới qua nghiên cứu định hướng giá trị về gia đình của họ.
2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
2.1.Ý nghĩa khoa học:
Trong khuôn khổ tổng thể những vấn đề được đề cập đến, luận văn mang
một ý nghĩa khoa học nhất định. Từ cách tiếp cận Xã hội học với tư cách là bộ
môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ cá nhân và xã hội, quá trình xã hội hóa
cá nhân, luận văn vận dụng hệ thống lý thuyết Xã hội học cơ bản như thuyết Cấu
trúc - chức năng, thuyết Hành động xã hội, thuyết Vai trò để lý giải những sự
kiện xã hội diễn ra trong đời sống gia đình họ.
Những đóng góp của luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lý có cách nhìn
nhận đúng đắn định hướng giá trị về gia đình của công nhân tại các doanh
nghiệp hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới điều chỉnh và bổ
sung cho việc hoàn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công nhân
lao động. Đồng thời, góp phần khẳng định sự biến đổi về chất lượng và số lượng
của người lao động là trên cơ sở của sự biến đổi xã hội mạnh mẽ, đặc biệt trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở nhìn nhận mặt tích cực cũng như hạn chế trong định hướng giá
trị về gia đình của công nhân tại một số doanh nghiệp, luận văn là một tư liệu
sống mô tả thực trạng nhận thức về quan điểm và hành động của họ. Nghiên cứu
định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại doanh
nghiệp có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng là giúp ta nắm bắt được kịp thời
những biến đổi trong mức sống, trong tiêu chí lựa chọn hôn nhân, trong mối
quan hệ vợ chồng của họ. Từ đó, luận văn đưa ra những kết luận và khuyến nghị
phù hợp để các nhà quản lý ở các cấp có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao nhận thức của công nhân trong việc xây dựng một gia đình ấm no, hạnh
phúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ định hướng giá trị về gia đình của công nhân trong lĩnh vực: định
hướng giá trị trong hôn nhân, định hướng giá trị trong vai trò và quan hệ vợ
chồng, định hướng giá trị trong việc giáo dục con cái và định hướng giá trị trong
việc sử dụng thời gian rỗi.
Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và quan
điểm của công nhân trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng thuật những kết quả của các công trình nghiên cứu khác có liên quan
tới nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài.
Khảo sát công nhân đang làm việc tại 2 doanh nghiệp thuộc địa bàn Hà
Nội.
Xử lý 300 phiếu sau khi điều tra bảng hỏi bằng chương trình SPSS.
Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài (như: thuyết Vai trò, thuyết Cấu trúc -
Chức năng, thuyết Hành động xã hội)
Phân tích các số liệu thực nghiệm theo nội dung nghiên cứu: định hướng
giá trị trong hôn nhân, định hướng giá trị trong vai trò và quan hệ vợ chồng,
định hướng giá trị trong việc giáo dục con cái và định hướng giá trị trong việc sử
dụng thời gian rỗi.
4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị về gia đình của công nhân
trong doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Công ty dệt may Hà Nội và Công ty TNHH Đức Nam Long
Thời gian: Từ 03/2005 đến 01/2006
4.3. Khách thể nghiên cứu: Công nhân đang làm việc trong Công ty dệt
may Hà Nội (doanh nghiệp Quốc doanh) và công nhân đang làm việc trong Công
ty TNHH Đức Nam Long (doanh nghiệp ngoài Quốc doanh).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:


lp8ZG7tjW5mtp1Z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status