Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Nghiên cứu cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay nhằm giúp cho học sinh THPT lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là vốn quý nhất, việc chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu
phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Đảng và nhà nước luôn coi việc nâng cao dân
trí bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định đến thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH đất nước. Điều đó có
nghĩa là con người chính là yếu tố quyết định của sự phát triển và của sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước. Việt Nam là một quốc gia trẻ đang từng bước hòa nhập
vào dòng chảy của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Sự thay đổi trên nhiều
mặt, nhiều phương diện của đời sống từ kinh tế, văn hóa, tôn giáo… là hoàn toàn
rõ nét. Đặc biệt phải nhấn mạnh hơn đến yếu tố kinh tế hiện nay, nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem đến cho đất nước ta một diện
mạo mới năng động, trẻ trung và hết sức sôi động. Kinh tế đổi thay, sự năng
động và liên kết toàn cầu đã đem lại cho nước ta nhiều cơ hội to lớn trong đó có
cơ hội về lao động việc làm. Cầu lao động là thế nhưng cung lại gặp nhiều vấn
đề khó khăn mà nguyên nhân của nó là do thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
chưa đáp ứng kịp được với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Lao động nước ta phần đông là lao động phổ thông, có trình độ thấp,
không được đào tạo bài bản. Tâm lý xã hội cho thấy ở Việt Nam, con người xem
trọng đến học vị, đến chức “thầy”- người quản lý, văn phòng (White collar) hơn
là cấp thợ - người công nhân (blue collar). Do đó ở Việt Nam hiện tượng thừa
thầy thiếu thợ là hoàn toàn dễ hiểu và trong chính cơ cấu giáo dục của chúng ta
cũng chủ yếu đào tạo lên những người thầy là chủ yếu. Đất nước ta chưa quan
tâm nhiều đến công tác dạy nghề tháng 2/1987 Tổng cục dạy nghề được sát nhập
vào Bộ đại học, trung học chuyên nghiệp và đến năm 1990 thì tiếp tục sát nhập
vào Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục đào tạo, theo đó dạy nghề sát nhập với trung
học chuyên nghiệp thành Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề…Sau này
trước những nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực cho
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước chính phủ đã có quyết định số 67/1998/QĐ- TTg
về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo ngề từ Bộ giáo dục
đào tạo sang Bộ LĐTBXH, tiếp sau đó Chính phủ có Nghị định số 33/1998 tái
thành lập lại Tổng cục dạy nghề… Có thể thấy rằng thực trạng thừa thầy thiếu
thợ diễn ra nhiều năm nay, mỗi năm Việt Nam có khoảng hai triệu học sinh tốt
nghiệp THPT. Theo điều tra xã hội học của trung tâm hướng nghiệp giáo dục thì
không có một học sinh THPT nào lựa chọn con đường học nghề, nguyện vọng
của các em đều là tiếp tục học lên các trường ĐH, CĐ. Sự mất cân đối trong thực
trạng nguồn nhân lực Việt Nam là điều dễ thấy và đã có rất nhiều chương trình
hay hội thảo bàn về chiến lược giáo dục để đưa ra những quyết sách đúng đắn
giải quyết thực trạng trên. Gần đây trong dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam
2009-2010 cũng đã chỉ rõ: giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức,
cách tổ chức phân luồng trong hệ thống giáo dục còn thể hiện sự lúng túng, mất
cân đối giữa cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề. Dự thảo cũng đã xác định
mục tiêu đó là tạo đột phá trong giáo dục nghề nghiệp, tăng mạnh tỷ lệ lao động
qua đào tạo, cân đối tình trạng thừa thầy thiếu thợ, hệ thống giáo dục được tái
cấu trúc, đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở… Để mục tiêu đề ra không chỉ
tồn tại trên lý thuyết, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải quan tâm đến công tác
định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh THPT.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông giữ một vị
trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích
giúp cho học sinh phổ thông có được sự hiểu biết cơ bản về các ngành nghề
trong xã hội, từ đó hình thành hứng thú, năng lực nghề. Và từ đó các em sẽ lựa
chọn cho mình một nghề nghiệp cụ thể trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng phù hợp với
nhu cầu, sở thích, khả năng, năng lực, sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình.
Trong nhà trường THPT hiện nay giáo dục hướng nghiệp còn rất sơ sài, rất ít có
những giờ hướng nghiệp mà hướng nghiệp cho học sinh THPT chủ yếu dựa trên
sự lồng ghép vào các môn học vào các giờ sinh hoạt, giờ ngoại khóa vì vậy thời


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status