Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội. Xây dựng bộ công cụ và tính toán các chỉ số đánh giá chất lượng dân số đô thị tại thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu 11 yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị ở Hà Nội: thu nhập và phân phối thu nhập; lao động và việc làm; giao thông liên lạc; sức khỏe; giáo dục; nhà ở; môi trường; cuộc sống và gia đình; sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ; trật tự an toàn công cộng; văn hóa và giải trí… Đề xuất một số giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể; thực hiện các giải pháp về tăng trưởng kinh tế, nâng cao chỉ số GDP, tạo điều kiện vật chất để nâng cao các tiêu chí khác trong chỉ số phát triển nguồn nhân lực; nâng cao các chỉ tiêu phát triển phúc lợi xã hội cho người dân; tăng cường giáo dục đào tạo và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân số… nhằm nâng cao chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 7
1.2.1. Ý nghĩa lý luận.............................................................................................. 7
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 7
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7
1.3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
1.4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................... 8
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 8
1.4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................... 8
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
1.5.1. Phương pháp chọn mẫu................................................................................ 9
1.5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi....................................................... 11
1.5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân .......................................................... 11
1.5.4. Phương pháp quan sát.................................................................................. 11
1.5.5. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................... 11
1.6. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 11
1.7. Sơ đồ tương quan giữa các biến số.................................................................. 12
1.8. Khung lý thuyết ............................................................................................... 13
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................... 14 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài................................................. 14
2.1.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận .............................................................. 14
2.1.1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng...................................... 14
2.1.1.2. Lý thuyết xã hội học................................................................................... 15
2.1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 19
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.............................................................. 19
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 21
2.1.2.3. Một số văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến chất lượng dân số .. 23
2.1.3. Các khái niệm công cụ ................................................................................. 24
2.1.3.1. Chất lượng dân số ..................................................................................... 24
2.1.3.2. Các thành phần của hệ chất lượng dân số ................................................ 28
Chương II. Kết quả nghiên cứu .......................................................................... 30
2.2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 30
2.2.1.1. Vài nét về địa bàn Hà Nội ......................................................................... 30
2.2.1.2. Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.......................................... 31
2.2.1.3. Phường Yên Hoà, Quận Thanh Xuân, Hà Nội .......................................... 33
2.2.2. Xây dựng bộ công cụ để đánh giá chất lượng dân số .................................. 36
2.2.2.1. Chỉ số BMI (Body Mass Index) (BMI của tổ chức Y tế Thế giới).............. 36
2.2.2.2. Cách tính chỉ số chất lượng dân số (PQI)................................................. 36
2.2.3. Tính toán chất lượng dân số (PQI) .............................................................. 41
2.2.3.1. Số liệu điều tra BMI .................................................................................. 41
2.2.3.2. Các giá trị từ T2 đến T9 ............................................................................ 42
2.2.3.3. Các giá trị Tmin và Tmax .............................................................................. 43 2.2.3.4. Xác định các chỉ thị đơn Ii dựa vào phương trình tương quan và giá trị PQI . 44
2.2.4. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số ........................... 45
2.2.4.1.Thu nhập và phân bổ thu nhập……………………………………………..45
2.2.4.2. Lao động và việc làm ................................................................................ 50
2.2.4.3. Giao thông liên lạc .................................................................................... 54
2.2.4.4. Sức khoẻ..................................................................................................... 63
2.2.4.5 Giáo dục ..................................................................................................... 69
2.2.4.6. Nhà ở ......................................................................................................... 74
2.2.4.7. Môi trường................................................................................................. 79
2.2.4.8. Cuộc sống gia đình.................................................................................... 84
2.2.4.9. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ ................................................... 88
2.2.4.10 An toàn công cộng ................................................................................... 89
2.2.4.11. Văn hoá và giải trí................................................................................... 95
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 102
3.1. Kết luận.................................................................................................... 102
3.2. Khuyến nghị ..............................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC triển tốt cả về thể chất và trí tuệ sẽ giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn
minh, giàu mạnh hơn.
Tóm lại, về cuộc sống gia đình, tại địa bàn nghiên cứu, gia đình hai thế
hệ chiếm đa số, số người sống chung trong gia đình chủ yếu dưới 5 thành
viên. Đó là vì khi con cái kết hôn thường tách ra ở riêng để tránh mâu thuẫn,
xung đột trong gia đình. Tại địa bàn nghiên cứu, vẫn còn có trường hợp sinh
con thứ ba và bạo lực gia đình.
2.2.4.9. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò và
vị tríquan trọng. Giải phóng phụ nữ và phát triển toàn diện phụ nữ là một
trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu
dài đến sự phát triển đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ phát huy sức
mạnh và chăm lo đến sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường
xuyên và rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Ngày nay
việc phụ nữ tham gia công tác xã hội là nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội
phát triển và văn minh. Fure nhà không tưởng vĩ đại người Pháp thế kỷ XIX
đã nói “thước đo về trình độ phát triển của một xã hội văn minh là căn cứ vào
trình độ giải phóng phụ nữ”.
Hiện nay, ở các phường đều có các tổ chức, đoàn thể hoạt động nhằm
kêu gọi sự tham gia của các cá nhân vào các tổ chức phát triển cộng đồng.
Các ban ngành, đoàn thể chủ yếu hoạt động ở các địa phương là Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Cựu
chiến binh, Hội người cao tuổi… Số lượng hội viên tham gia vào các tổ chức
này ngày càng lớn.
“Tỷ lệ phụ nữ tham gia các đoàn thể chiếm 70%. So với 5 năm trước tỷ
lệ này thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này là do vấn đề bình đẳng giới được quan
tâm nhiều hơn, đất nông nghiệp để cho dự án nên không phải canh tác, điều
kiện gia đình khá hơn trước nên người phụ nữ có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động đoàn thể” (N.H.L, nam, 30 tuổi, trình độ đại học, Phường Yên
Hoà).
Phụ nữ khẳng định được vai trò của mình, nhiều phụ nữ tích cực tham
gia các hoạt động xã hội, và còn giữ chức vụ quan trọng trong các tổ chức
đoàn thể, chính quyền.
“Tổ trưởng tổ dân phố nữ chiếm 50%, Hội đồng nhân dân là 30%,
đoàn thể, chi bộ Đảng là 15 người, bí thư chi bộ của khu dân cư 2/7” (nam,
78 tuổi, trình độ Đại học, Cán bộ Mặt trận tổ quốc phường Hàng Gai).
“Trước đây các cơ quan tỷ lệ nữ rất ít nhưng hiện nay bất cứ nam hay
nữ cứ nói được, làm được và được mọi người tín nhiệm và yêu mến là được
giao nhiệm vụ” (N.T.H, nữ, 40 tuổi, Phường Yên Hoà).
Bàn về năng lực làm việc của các nữ đại biểu, các vị lãnh đạo và các nữ
đại biểu cho rằng: các nữ đại biểu không thua kém gì các đồng nhiệm nam
giới, họ là những người có trình độ, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt
nên được cử tri tín nhiệm lựa chọn. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng họ có
một số mặt mạnh hơn nam giới như: tính cần cù, chịu khó, trách nhiệm,
không nề hà vất vả, nghiêm túc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, ít tham ô,
không la cà, không nhậu nhẹt, lối sống giản dị, khiêm tốn, ứng xử hoà nhã,
gần gũi với cử tri.
“Số lượng phụ nữ trúng cử vào Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-
2009 với 5 đồng chí, chiếm tỷ lệ 14,6%. Số phụ nữ đảm đương các chức vụ
lãnh đạo, trưởng phó các ban ngành là 8 đồng chí, chiếm 29,6%” (nam, 36
tuổi, trình độ Đại học, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Yên Hoà).
Tóm lại, phụ nữ khẳng định được vai trò của mình, nhiều phụ nữ tích
cực tham gia các hoạt động xã hội, và còn giữ chức vụ quan trọng trong các tổ
chức đoàn thể, chính quyền. Tỷ lệ nữ tham gia trong công tác quản lý, lãnh
đạo ở các cấp tăng lên đáng kể, vai trò của phụ nữ ngày càng được đánh giá
cao



bBfZSDLJwh4MAtO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status