slide Phát triển tầm nhìn, sứ mạng, hệ thống giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phát triển Tầm nhìn, Sứ mạng, Hệ thống Giá trị Cốt lõi và Mục tiêu của Doanh nghiệp
“Nếu không biết nơi mà bạn muốn đến, bất kỳ con đường nào cũng có thể đưa bạn đi.”
The Koran
Phát triển một tầm nhìn chiến lược
Tập trung làm sáng tỏ
Phương hướng tương lai của công ty
Những thay đổi về sản phẩm, khách hàng, thị trường và công nghệ của công ty để hoàn thiện
Vị thế thị trường hiện tại
Triển vọng tương lai
Các yếu tố quan trọng của một tầm nhìn chiến lược
Vạch ra những khát vọng mạnh mẽ của quản trị đối với doanh nghiệp
Phác thảo một đường đi của chiến lược cho tương lai “ Nơi mà chúng ta sẽ đến?”
Hướng dẫn cho các nỗ lực của nhân viên phục vụ cho mục tiêu chung
Tạo ra một sự đồng tâm, nhất trí về những chí hướng chung của tổ chức
Là đặc trưng phân biệt của một tổ chức cụ thể
Tránh việc sử dụng ngôn ngữ chung
Tạo ra những cảm xúc mạnh
Thách thức, lo lắng, bồn chồn
Những đặc tính của một phát biểu tầm nhìn có hiệu quả
Sinh động:vẽ một bức tranh về hình dạng của công ty, vị trí thị trường mà nó mong đợi để có thể định hướng tốt cho các nỗ lực hiện tại của quản trị.
Định hướng: chỉ ra con đường và nơi đến, loại hình kinh doanh và chiến lược sắp tới của công ty
Trọng tâm:đủ mức cụ thể để cung cấp cho nhà quản lý những sự hướng dẫn cho việc ra quyết định và phân bỗ nguồn lực
Linh hoạt:có khả năng thay đổi nếu như các sự kiện và tình huống thay đổi
Khả thi: nằm trong phạm vi những gì công ty có thể mong đợi một cách hợp lý để đạt được trong khoảng thời gian đó
Thèm muốn:nó hấp dẫn lợi ích lâu dài của các stakeholders và đặc biệt là các cổ đông, nhân viên và khách hàng của công ty.
Dễ dàng để truyền đạt: có thể giải thích ít hơn 10 phút và tốt nhất có thể phát biểu thành một câu sologan đơn giản, dễ nhớ
Những lỗi thường gặp trong phát biểu tầm nhìn
Sự thiếu cụ thể: về nơi mà công ty muốn đến hay loại hình công ty muốn hình thành
Sự mơ hồ : không cung cấp sự chỉ dẫn có hay không hay cách mà quản trị dự định thay đổi trọng tâm của các sản phẩm, thị trường, khách hàng và công nghệ của công ty
Thiếu sức mạnh động viên
Không phân biệt: có thể ứng dụng cho bất kỳ công ty nào
Quá tự tin: cho rằng là đi đầu thế giới, tốt nhất, sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng…
Quá chung chung: không giúp để nhận dạng hoạt động kinh doanh hay ngành công nghiệp cần thực hiện trong tương lai.
Quá rộng: nó không thực sự chỉ ra những cơ hội quan trọng mà quản trị cần lựa chọn để theo đuổi

Tầm nhìn của Exelon
Các ví dụ về tầm nhìn chiến lược
Các ví dụ về tầm nhìn chiến lược
Caùc ví duï veà taàm nhìn chieán löôïc
Các ví dụ về tầm nhìn
Các ví dụ về phát triển tầm nhìn
Cấu thành tầm nhìn
Tầm nhìn chỉ dẫn cho chúng ta điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát triển trong tương lai là gì.
Tầm nhìn bao gồm 2 bộ phận cấu thành:
Hệ tư tưởng cốt lõi: thể hiện chủ đích của chúng ta là gì (các giá trị cốt lõi- core values) và tại sao chúng ta tồn tại(mục đích cốt lõi- core purpose). Phần này là bất biến (phần âm) và bổ sung cho phần “dương” bên phải, tương lai được mường tượng.
Tương lai được mường tượng: là những gì chúng ta muốn trở thành, đạt được, tạo ra. Là cái gì đó đòi hỏi sự thay đổi lớn và tiến bộ lớn để đạt tới.

Khung hình thành tầm nhìn
Hệ tư tưởng cốt lõi
Tư tưởng cốt lõi xác định tính chất lâu bền của một tổ chức.
Hệ tư tưởng cốt lõi là chất kết dính khiến cho một tổ chức được vững chắc qua thời gian trong quá trình tăng trưởng, phân cấp, đa dạng hóa và phát triển toàn diện,…
Vai trò của hệ tư tưởng cốt lõi là để hướng dẫn và tạo cảm hứng, chứ không phải là để phân biệt.
Hệ tư tưởng cốt lõi chỉ có giá trị cho những thành viên bên trong, tạo cảm hứng và hướng dẫn họ, không nhất thiết có giá trị cho tất cả mọi người bên ngoài.
Nó hấp dẫn những ai có giá trị cá nhân phù hợp với nó và đẩy xa những ai mà giá trị cá nhân của họ không tương thích.
Hệ tư tưởng cốt lõi bao gồm 2 thành phần chính: các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi
Hệ tư tưởng cốt lõi- các minh họa
Hệ tư tưởng cốt lõi của HP: “Sự tôn trọng sâu sắc dành cho cá nhân, một sự cống hiến cho chất lượng và sự tin cậy, một sự cam kết về trách nhiệm với cộng đồng, và một quan niệm rằng công ty này tồn tại là để đem lại nhiều đóng góp kỹ thuật cho sự tiến bộ và phúc lợi của nhân loại”

Theo Colins & Porras, thì: “Việc biết mình là ai còn quan trọng hơn cả việc biết mình sẽ đi về đâu, vì nơi mà bạn muốn đến sẽ thay đổi, vì thế giới quanh bạn sẽ thay đổi”, và cũng theo các tác giả này, thì: “Các nhà lãnh đạo công ty sẽ lần lượt qua đời, các sản phẩm sẽ bị lỗi thời, các thị trường sẽ thay đổi, những kỹ thuật mới sẽ xuất hiện,… tuy nhiên những lý tưởng cốt lõi của một công ty thành danh sẽ tồn tại mãi như là một nguồn hướng dẫn và truyền cảm hứng”.
Hệ tư tưởng cốt lõi- giá trị cốt lõi
Các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết và là niềm tin lâu dài của một tổ chức, là một số ít các nguyên lý hướng dẫn ngàn đời.
Các giá trị cốt lõi không đòi hỏi sự minh chứng bên ngoài, chúng có giá trị và tầm quan trọng nội tại đối với những ai trong tổ chức đó.
Các giá trị cốt lõi của Walt Disney là: “Trí tượng tưởng và lợi cho sức khỏa con người”, những thứ này không xuất phát từ nhu cầu thị trường mà từ niềm tin nội tại của người sáng lập rằng: người ta phải nuôi dưỡng trí tượng tượng và lợi ích cho sức khỏa con người và chỉ vậy thôi.
Các giá trị cốt lõi phải tồn tại lâu dài, vượt quá sự tồn tại của chiến lược. William Procter & James Gamble đã đưa trọng tâm về tính ưu việt của sản phẩm và nền văn hóa P&G không đơn thuần như một chiến lược mà như một triết lý tôn giáo.

Hệ tư tưởng cốt lõi- các giá trị cốt lõi
Các giá trị cốt lõi là các niềm tin, các nguyên tắc kinh doanh, và những cách thức để thực hiện các công việc của một tổ chức, nó không phải là chiến lược, nó tồn tại và được duy trì trong mọi tình huống thậm chí ngay cả khi nó trở nên bất lợi thế cạnh tranh trong những tình huống nào đó.

Một công ty không nên thay đổi các giá trị cốt lõi của nó theo những thay đổi của thị trường, ngược lại nếu cần thì nó nên thay đổi thị trường để giữ vũng các giá trị cốt lõi của nó.

Theo Ralph S Larson, tổng giám đốc điều hành của Johnson & Johnson, thì: “ Những giá trị cốt lõi nằm sâu ẩn trong niềm tin của chúng tui có thể là một lợi thế cạnh tranh, nhưng đó không phải là lý do chúng tui có những giá trị đó. Chúng tui có chúng vì chúng xác định chúng tui đang theo đuổi gì, và chúng tui sẽ lưu giữ chúng ngay cả khi chúng đã trở thành một bất lợi cạnh tranh trong một số tình huống nào đó.”
Hệ tư tưởng cốt lõi- các giá trị cốt lõi
Các phát biểu về giá trị sẽ cung cấp sự hướng dẫn cho các hành động theo đuổi việc thực hiện tầm nhìn của công ty
Giá trị phải được thể hiện và vận dụng thông qua
Các hoạt động của công ty
Cách hành xử của người lao động
Không có một tập hợp các giá trị cốt lõi đúng cho mọi lúc, mọi nơi, nó phải là sự khám phá riêng của mỗi tổ chức và chỉ có giá trị riêng cho tổ chức đó.
Các công ty thường chỉ có từ 3 đến 8 giá trị cốt lõi.

Khám phá các giá trị cốt lõi
Thành lập nhóm khám phá bao gồm những người có năng lực, uy tín trong toàn bộ tổ chức.
Thảo luận và khám phá tất cả các giá trị có thể có cho tổ chức.
Phân tích, đánh giá và lựa chọn các giá trị cốt lõi phù hợp cho tổ chức. Trả lời các câu hỏi:
Giá trị nào là cốt lõi mà chúng ta đóng góp khi làm việc tại công ty?
Giá trị cốt lõi nào mà bạn sẽ nói với con bạn rằng ban tự hào về điều đó và cũng mong muốn chúng có những tính cách đó khi lơn lên và đi làm?
Nêu bạn thức dậy vào ngày mai và có đủ tiền để sống hết đời một cách dư dã, bạn có tiếp tục theo đuổi các giá trị cốt lõi đó không?
Bạn có nghĩ rằng các giá trị đó vẫn còn có giá trị 100 năm nữa không?
Bạn có sẳn lòng giữ những giá trị cốt lõi đó, ngay cả khi trong một số thời điểm, chúng lại gây thất thế cho bạn?
Nếu bạn bắt đầu xây dựng một công ty mới ở một môi trường mới, những giá trị cốt lõi nào bạn muốn có trong công ty này, bất kể lĩnh vực kinh doanh là gì?
Khám phá các giá trị cốt lõi- Ví dụ giá trị của công ty kỹ thuật cao
“Chất lượng.”- Là giá trị cốt lõi?
Câu hỏi cần trả lời là: “giả sử đến một lúc nào đó chất lượng không còn tạo ra sự khác biệt và không còn mang lại lợi thế cạnh tranh liệu chúng ta có còn theo đuổi nó tiếp tục hay không?”
Câu trả lời của công ty này là: “Chất lượng được xem như là một chiến lược, không phải là giá trị cốt lõi.”
“Luôn luôn dẫn đầu về đổi mới” – Là giá trị cốt lõi?
Câu hỏi cần trả lời là: “Chúng ta có theo đuổi sự đổi mới bất chấp thế giới quanh ta biến chuyển như thế nào hay không?”
Câu trả lời của công ty này là: “chúng ta luôn luôn muốn thực hiện sự dẫn đầu về đổi mới, chính vì vậy chúng ta mới là chúng ta. Điều đó thực sự quan trọng cho chúng ta và luôn luôn sẽ như vậy. Bất luận điều gì xảy ra. Và nêu thị trường hiện nay của chúng ta không lấy điều đó làm quan trọng thì chúng ta sẽ đi tìm những thị trường xem trọng điều đó.” Sự dẫn đầu về đổi mới- là giá trị cốt lõi của công ty này.

Ví dụ: các giá trị của công ty
Ví dụ: các giá trị của công ty
Ví dụ: các giá trị của công ty
Ví dụ: các giá trị của công ty
Hệ tư tưởng cốt lõi- mục đích cốt lõi
Mục đích cốt lõi: lý do tồn tại của một tổ chức. Nó không phải là mục tiêu hay chiến lược kinh doanh.
Mục đích phải thể hiện linh hồn của tổ chức, lý do hiện hữu sâu xa của một tổ chức.
Mục đích của doanh nghiệp không phải là tiền. Tiền là phần thưởng cho những cống hiến có ý nghĩa, những sản phẩm hay dịch vụ mang lại giá trị cao cho xã hội.
Mục đích phải kéo dài ít nhất 100 năm, trong khi mục tiêu và chiến lược kinh doanh cụ thể có thể thay đổi nhiều lần trong 100 năm đó.
Mục đích như một ngôi sao dẫn đường nằm ở chân trời- bạn theo nó mãi nhưng không bao giờ với tới.
Mục đích kích thích sự phát triển chiến lược, tạo ra cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tổ chức.
Hai cách tiếp cận trong việc xác định mục đích cốt lõi
Định hướng sản phẩm
Chú trọng vào sản phẩm thay vì thị trường
Định hình nhiệm vụ kinh doanh dựa trên những gì mà mình có (kỹ năng, công nghệ,…)
Sản xuất ra những cái gì mà minh có
Định hướng thị trường
Nghiên cứu xu hướng thị trường, sau đó quyết việc sản xuất các sản phẩm, dịch vụ cần đáp ứng.
Làm ra những gì mà thị trường cần.
Hai cách tiếp cận trong việc xác định mục đích cốt lõi- những lưu ý
Chú trọng đến lợi ích sản phẩm thay vì sản phẩm
Lợi ích: khách hàng mua nó để làm gì?
Lợi ích không bao giờ mất đi trong khi sản phẩm sẽ bị lỗi thời
Phân biệt lợi ích trung gian và lợi ích sau cùng
Bộ tam gợi ý cho việc khám phá mục đích cốt lõi- (nguồn: concepts of strategic management. Fred R David)
“Đừng cho tui đồ vật
Đừng cho tui áo quần. Hãy cho tui cái nhìn thu hút.
Đừng cho tui giày. Hãy cho tui tiện nghi trên đôi chân của tui và cảm giác khoan khoái khi đi bộ.
Đừng cho tui nhà ở. Hãy cho tui sự an toàn, tiện nghi, nơi sạch sẽ và hạnh phúc.
Đừng cho tui sách. Hãy cho tui những giờ khoái lạc và những lợi ích của sự hiểu biết.
Đừng cho tui đĩa hát. Hãy cho tui sự giải trí vì âm thanh của nhạc…
Đừng cho tui đồ vật. Hãy cho tui những ý tưởng, cảm xúc, không khí, cảm nghĩ và ích lợi.
Xin đừng cho tui đồ vật”
Khám phá mục đích cốt lõi
Hãy mô tả sứ mệnh của tổ chức bạn, đó có thể là các sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà bạn dự tính cung cấp ra thị trường, hay một nhiệm vụ nào đó mà tổ chức sẽ đảm trách.
Trả lời câu hỏi tại sao? (Why?), làm như vậy khoảng 5 lần.
5 why sẽ giúp các công ty trong tất cả các ngành định hình công việc của họ theo một cách có nhiều ý nghĩa hơn
Khám phá mục đích cốt lõi- ví dụ công ty nghiên cứu thị trường.
Các ví dụ về mục đích cốt lõi
3M: để giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề tồn đọng
Cargyll: để cải thiện điều kiện sống trên toàn thế giới
Hewlett- Parkard: để tạo ra những đóng góp kỹ thuật cho sự tiến bộ và phúc lợi nhân loại.
Mckinsey & company: Để giúp các công ty hàng đầu và các chính quyền thành công hơn
Nike: để trải nghiệm cảm xúc cạnh tranh, của chiến thắng, và đè bẹp các đối thủ.
Sony: để trải nghiệm sự vui thích của sự tiến bộ và sự ứng dụng công nghệ để mang lại lợi ích cho công chúng.
Wal-Mart: Để cung cấp cho những người bình thường cơ hội mua sắm những thứ mà những người giàu có mua.
Walt Disney: Để làm cho con người hạnh phúc
Tương lai được hình dung
Tương lai được hình dung - thành phần thứ hai trong tầm nhìn, gồm:
Mục tiêu lớn và táo bạo từ 10 đến 30 năm. Thường thì:
Nó vượt trên những khả năng hiện tại của tổ chức đó và vượt ra ngoài môi trường hiện tại.
Đòi hỏi một sự cố gắng phi thường
Mô tả sống động: MTLTB cần được mô tả bằng việc vẽ ra một bức tranh sống động, hấp dẫn để định hướng và động viên tất cả mọi người trong tổ chức.
Vẽ ra một tương lai thú vị, không phải là sự tiên đoán tương lai.
Bức tranh đó phải hấp dẫn, chứa đựng sự tinh túy, khích lệ, khơi dậy sự quan tâm, và đưa đến sự hào hứng cho tất cả các thành viên bên trong tổ chức đó.

MTLTB & mô tả sống động- ví dụ của Ford
MTLTB của Ford: “Dân chủ hóa xe hơi”
Được mô tả sống động là: “tui sẽ tạo ra một loại xe hơi cho đa số dân chúng…giá của loại xe này sẽ thấp đến nỗi không ai có được mức lương vừa phải mà không mua được nó và cùng với gia đình mình hưởng thụ những giời phút thoải mái ở không gian vô tận mà chúa đã ban cho chúng ta…” …
“Và khi tui làm xong mọi người đều có thể mua một chiếc xe. Ngựa sẽ biến mất trên các xa lộ của chúng ta,..”
Thời điểm cho việc phát triển tầm nhìn?
Trước khi khởi sự ý tưởng kinh doanh
Sau một thời gian thực hiện ý tưởng kinh doanh
Lúc bế tắc về công việc kinh doanh
Lúc đang thành công rực rỡ
Tạo ra và thực hiện tầm nhìn
Truyền đạt tầm nhìn
Một tầm nhìn có tác dụng truyền cảm hứng và thú vị khi:
Có ngôn ngữ dễ nhớ
Định rõ hướng đi tương lai của công ty
Thách thức và thúc đẩy người lao động
Tạo ra sự xúc cảm và sự nhiệt tình mãnh liệt
Để truyền đạt tầm nhìn thành công nên:
Ghi lại bằng văn bản câu “where we are going and why”
Phổ biến tầm nhìn đến toàn bộ tổ chức
Giải thích việc thực hiện tầm nhìn đến tất cả mọi người lao động
Ví dụ: khẩu hiệu tầm nhìn (Vision Slogans)
Levi Strauss & Company
“Chúng ta sẽ phủ khắp thế giới bằng việc tiếp thị những y phục thường ngày, hấp dẫn nhất trên thế giới.”
Ví dụ: khẩu hiệu tầm nhìn (Vision Slogans)
Scotland Yard
“Làm choLondon trở thành một thành phố lớn và an toàn nhất trên thế giới.”
Vượt qua những cản trở để đến với tầm nhìn chiến lược mới
Huy động sự ủng hộ cho một tầm nhìn mới, đòi hỏi:
Xác định lại nền tảng cho định hướng mới
Truyền đạt cho các nhân viên có liên quan
về hướng đi sắp tới
Làm dịu đi sự sợ hãi
Khơi dậy lòng can đảm và nghị lực
Cung cấp các thông tin cập nhật và các báo cáo về tiến trình thực hiện tầm nhìn mới
Các bước ngoặt của sự thay đổi chiến lược
Trên con đường đi của mình, đôi khi các công ty rơi vào tình trạng đứng trước ngã 3 đường (lối rẽ chiến lược), nguyên nhân có thể là:
Do các điều kiện thị trường đang thay đổi nhanh chóng đe dọa đến các triển vọng kinh doanh của công ty
Chiến lược không còn hiệu nghiệm (the strategy simply runs out of stream- xì hơi hoàn toàn).
Các hành động của nhà cạnh tranh làm vô hiệu hóa khả năng thành công của các chương trình và chiến lược của công ty
Các quyết định quan trọng cần có là:
Một hướng đi mới cho công ty
Một chiến lược mới
Các lối rẽ chiến lược của Intel
Giữa thập niên 80 về trước
Tập trung vào memory chips
Từ giữa thập niên 80 trở đi
Bỏ việc kinh doanh memory chip (các công ty Nhật thống trị thị trường với ưu thế giá thấp hơn) và
Trở thành một nhà cung cấp bộ vi xử lý cho ngành công nghiệp máy tính cá nhân
Chế tạo thiết bị trung tâm cho máy tính cá nhân tại nơi làm việc và gia đình
Là người đi đầu trong việc dẫn dắt công nghệ hướng về tương lai của máy tính cá nhân
1998
Chuyển trọng tâm từ công nghệ máy tính cá nhân sang là nhà cung cấp các khối thiết bị làm sẳn cho hệ thống kinh tế Internet
Tác dụng của một tầm nhìn rõ ràng
Đạt được sự nhất trí về đường hướng hoạt động lâu dài của một tổ chức
Cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu và lựa chọn chiến lược phát triển một cách có hiệu quả
Giảm rủi ro về việc ra các quyết định không có định hướng rõ ràng
Giúp để giành được sự ủng hộ của các thành viên trong tổ chức
Giúp để giữ cho các hành động liên quan đến chiến lược của các nhà quản trị luôn phù hợp với đường lối chung
Giúp một tổ chức có được sự chuẩn bị cho tương lai
Thiết lập mục tiêu
Mục đích của việc xác lập mục tiêu
Biến đổi tầm nhìn thành các mục tiêu hoạt động cụ thể
Tạo ra các tiêu chuẩn để đánh giá, theo dõi các hoạt động
Làm cho công ty trở nên sáng tạo, định hướng và trọng tâm trong các chương trình hành động của nó
Các đặc điểm của mục tiêu
Các loại mục tiêu cần có
Chú trọng vào việc cải thiện các kết quả về mặt tài chính
Chú trọng vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp
Các ví dụ về mục tiêu tài chính
Tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm
Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm
Tỷ lệ gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng năm
Tỷ lệ lợi nhuận /doanh thu
Mức hoàn vốn
Sự gia tăng giá trị cổ phiếu…
Các ví dụ về mục tiêu chiến lược
Các mục tiêu tài chính và chiến lược của Unilver
Tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 5-6%
Tăng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ 11% tới 16% trong vòng 5 năm
Cắt giảm bớt các chủng loại sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và thực phẩm từ 1200 xuống còn khoảng 400 nhãn hiệu quan trọng
Tập trung nỗ lực bán hàng và marketing vào các sản phẩm có tiềm năng và thế mạnh để trở thành các nhãn hiệu đứng đầu thị trường toàn cầu
Tổ chức, hoàn thiện chuỗi cung cấp của công ty để đạt hiệu quả cao hơn
Các mục tiêu tài chính và chiến lược của DuPont
Đạt được mức tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 5 tới 6% và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu bình quân khoảng 10%
Để đạt mức tăng trưởng lợi tức cổ phiếu cao hơn doanh thu, bằng cách:
Tăng năng suất
Bán các sản phẩm mới mỗi năm với mức giá mức giá trung bình và sự tăng trưởng lợi nhuận trung bình, và
Sử dụng tiền mặt nhàn rỗi mua lại các cổ phiếu
Bán bớt các bộ phận kinh doanh nội thất và dệt có lợi nhuận thấp của công ty.
Các mục tiêu tài chính và chiến lược của 3M
Đạt được mức tăng trưởng lợi tức cổ phiếu bình quân khoảng 10% hay cao hơn
Một khoản thu nhập khoảng 20-25% từ việc kinh doanh cổ phiếu
Một khoản thu nhập khoảng 27% hay lớn hơn trong việc cho thuê vốn/tài sản.
Đạt mức tối thiểu khoảng 30% doanh số từ việc bán các sản phẩm mới trong vòng 4 năm
Ảnh hưởng mục tiêu chiến lược đối với các mục tiêu tài chính
Thành tựu của một công ty không thể phản ánh một cách đầy đủ thông qua các kết quả hoạt động về mặt tài chính
Các kết quả tài chính thường là các yếu tố được đo lường sau, nó phản ánh các kết quả của những quyết định và hành động trong quá khứ
Điều quan trọng trong việc đo lường việc thực hiện của một công ty là tính cạnh tranh và vị thế thị trường của nó
Các đo lường về việc thực hiện chiến lược là các chỉ báo cho biết trước các kết quả tài chính và triển vọng kinh doanh trong tương lai của công ty
Sự hoàn thành các mục tiêu chiến lược
Báo hiệu tính cạnh tranh gia tăng
Báo hiệu vị thế thị trường gia tăng
Cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và chiến lược
Kết quả hoạt động của một công ty đòi hỏi sự thăng bằng giữa các mục tiêu tài chính và chiến lược
Nhấn mạnh các mục tiêu tài chính hơn các mục tiêu chiến lược thường chỉ xảy ra khi:
Tình trạng tài chính của công ty đang rất tệ hại và
Sự tồn tại của bản thân nó bị đe dọa
Mặt khác các nhà quản trị cũng được khuyên là cần ưu tiên hơn cho việc đạt đến các mục tiêu chiến lược
Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Các mục tiêu ngắn hạn
Các mục tiêu cần được hoàn thành sớm
Các cột mốc hay hay là các bậc thang giúp cho việc đạt đến các kết quả dài hạn
Các mục tiêu dài hạn
Các mục tiêu cần hoàn thành trong phạm vi từ 3- 5 năm
Định hướng các hành động hiện tại, qua đó cho phép đạt đến kết quả dài hạn mong đợi sau này
Các mục tiêu cần được xác lập tại các cấp độ
1. Trước hết, thiết lập mục tiêu cho toàn bộ tổ chức
2. Kế đến, thiết lập mục tiêu cho tuyến sản phẩm và mục tiêu kinh doanh
3. Tiếp theo, thiết lập mục tiêu của
các bộ phận và mục tiêu chức năng
4. Các mục tiêu cá nhân sẽ được thiết lập sau cùng
Tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu theo kiểu từ trên xuống
Định hướng cho việc thiết lập mục tiêu và chiến lược ở cấp thấp hơn
Đảm bảo các mục tiêu tài chính và chiến lược của tất cả các phòng ban, bộ phận và đơn vị kinh doanh được gắn kết trực tiếp nhằm đạt đến các mục tiêu tổng thể của toàn bộ công ty
Sự hội nhập của các mục tiêu sẽ có hai lợi thế sau
Giúp tạo ra sự gắn kết giữa các mục tiêu và chiến lược giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức
Giúp hợp nhất các nỗ lực bên trong để thực hiện các chiến lược công ty đã lựa chọn



hwCeF80MhrLm667
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status