Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................. 6
Chương I: Khái quát về múa rối nước dân gian Việt Nam..................... 6
1.1. Cơ sở, điều kiện hình thành nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt
Nam ................................................................................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 8
1.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội ................................................................. 9
1.2. Sự ra đời của múa rối nước dân gian Việt Nam ................................ 11
1.3. Quá trình phát triển của múa rối nước dân gian Việt Nam................ 15
1.3.1. Thời kì hình thành (thời kỳ nhà Lý).................................................. 15
1.3.2. Thời kì phát triển.............................................................................. 15
Tiểu kết chương 1
Chương II: Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt
Nam ......................................................................................................... 20
2.1. Đặc điểm của quân trò múa rối nước ................................................. 20
2.1.1. Quân trò ........................................................................................... 20
2.1.2. Thân rối ........................................................................................... 22
2.1.3. Đế rối .............................................................................................. 23
2.1.4. Nhân vật........................................................................................... 24
2.2. Vật liệu trong tạo hình múa rối nước dân gian.................................. 26
2.3. Quy trình thiết kế tạo hình rối nước dân gian Việt Nam ................... 28
2.3.1. Tạo hình tính cách nhân vật.............................................................. 28
2.3.2. Thiết kế phục trang........................................................................... 33
2.3.3. Thiết kế máy móc điều khiển............................................................ 38
2.4. công cụ thực hiện gia công động tác rối........................................... 43
Tiểu kết chương 2
Chương III: Đặc điểm, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối
nước dân gian Việt Nam .......................................................................... 46
3.1. Đặc điểm của nghệ thuật tạo hình múa rối nước dân gian................. 46
3.2. Vị trí, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian
Việt Nam.......................................................................................... 50
3.3. Đóng góp của tạo hình rối chuyên nghiệp với tạo hình rối dân gian . 54
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 58
PHỤ LỤC.................................................................................................. 62
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Múa rối nước là một sáng tạo nghệ thuật đặc biệt của người Việt mang
đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Nó chứa đựng và lưu giữ nhiều sinh hoạt tinh
thần, vật chất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử nghìn năm dựng nước và
giữ nước. Múa rối nước là nghệ thuật của người nhân dân, đặc biệt là của
nông dân vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng, là biểu tượng cho ước mơ của cộng
đồng. Chính vì thế mà tìm hiểu về múa rối nước cũng chính là tìm hiểu về nét
đẹp của văn hóa Việt Nam.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền
thống độc đáo lấy mặt nước làm sân khấu, là nơi cho con rối diễn trò, đóng
kịch. Buồng trò rối nước có kiến trúc hai tầng tám mái, là nơi người điều
khiển ngâm mình điều khiển con rối bằng cách giật dây hay khua sào có đính
với con rối ở đầu dây và đầu sào. Múa rối nước thường gắn với hội hè, lễ
Tết… Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kì lạ, độc đáo,
đặc sắc chỉ có ở Việt Nam.
Trong nghệ thuật múa rối nước chứa đựng, hội tụ nhiều tinh hoa của
nghệ thuật dân gian Việt Nam: Nghệ thuật điêu khắc dân gian, nghệ thuật hội
họa truyền thống, nghệ thuật sáng tác các tích trò, nghệ thuật dân gian và đặc
biệt là kĩ thuật dân gian. Có lẽ vì vậy mà múa rối nước đã trở thành xứ giả văn
hóa của Việt Nam, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo bạn bè năm
châu. Múa rối nước chỉ có ở Việt Nam, là loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị
và đang được đệ trình để UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
của thế giới.
Đặc biệt, trong múa rối nước thì nghệ thuật tạo hình có vai trò đặc biệt
quan trọng. Bởi vì con rối là linh hồn, là cái cốt lõi của nghệ thuật múa rối.
Các nghệ nhân với tài năng của mình đã làm nên những quân rối có thể cử
động, nhảy múa trên mặt nước – điều tưởng chừng như không thể làm được.
Nhờ có nghệ thuật tạo hình mà các nhân vật trong múa rối nước trở nên sinh
động, làm nổi bật lên tính cách của mình. Mỗi quân rối được hoàn thành phải
trải qua rất nhiều công đoạn. Với đôi bàn tay khéo léo, lòng đam mê, yêu quý
bộ môn nghệ thuật này, người nghệ nhân tạo hình đã làm nên thành công của
múa rối nước.
Nghệ thuật múa rối nước dân gian là sự hòa quyện của nghệ thuật điêu
khắc truyền thống với việc sử dụng nước làm sân chơi đã tạo nên sự độc đáo
bất ngờ, nếu không có nghệ thuật tạo hình thì sẽ không có múa rối nước Việt
Nam.
Là sinh viên chuyên ngành Lịch sử Văn hóa; đồng thời lại có niềm yêu
thích đặc biệt đối với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc, người
viết muốn đi sâu tìm hiểu về môn nghệ thuật này. Vì vậy mà người viết đã lựa
chọn đề tài: “Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử sách chính thức ghi nhận sự ra đời của di sản văn hóa múa rối nước
là từ thời nhà Lý (1010 - 1225), cụ thể là ở thời Lý Nhân Tông. Tuy nhiên do
tục lệ bí truyền ở các phường hội chỉ cho phép người làm trò gì biết trò ấy,
phường nào biết phường ấy, không ai được tiết lộ cho nhau biết nên trải qua
gần nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa rối nước của dân tộc vẫn giữ được tính
nguyên sơ, cụ thể.
Nửa thế kỉ gần đây, với sự độc đáo cùng với việc bảo tồn và phát huy,
múa rối nước trở thành đã trở thành đề tài nghiên cứu của các học giả và
nhiều ấn phẩm khác đã ra mắt bạn đọc như:
Năm 1976, Tô Sanh đã cho ra mắt bạn đọc cuốn “Nghệ thuật múa rối
nước”, NXB Văn hóa, Hà Nội. Trong công trình này, Tô Sanh giới thiệu cho bạn đọc có thêm kiến thức về nghệ thuật múa rối nói chung và nghệ thuật
múa rối nước nói riêng; về nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của bộ
môn nghệ thuật này. Ngoài ra, trong tác phẩm cũng đã nói đến kỹ thuật biểu
hiện, vai trò, tính chất, đặc điểm của nghệ thuật múa rối. Tuy nhiên tác phẩm
này vẫn chưa khai thác đến mảng nghệ thuật tạo hình quân rối nước.
Tác giả Nguyễn Huy Hồng đã lấy tên cuốn sách của mình là “Rối nước
Việt Nam” (1996), NXB Sân khấu, Hà Nội. Trong công trình, tác giả đã trình
bày cái nhìn tổng quan về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam và đặc biệt là về
nghệ thuật múa rối nước. Sau đó, tác giả đã đi sâu hơn, tìm hiểu về nghệ thuật
rối nước trên tất cả các mặt, các phương diện. Và vấn đề nghệ thuật tạo hình
trong múa rối nước cũng đã được tác giả chú ý khai thác nhưng chưa sâu, mới
chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những nét chung, nét khái quát về nó.
Đặc biệt gần đây nhất, giám đốc Nhà hát múa rối nước Trung ương Lê
Văn Ngọ cùng các cộng sự đã nghiên cứu đề tài khoa học: “Bảo tồn và phát
triển múa rối nước cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”. Đây là công trình chào
mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đó chính là nguồn tài liệu
quý báu để nhà hát múa rối Thăng Long nghiên cứu, xây dựng thêm chương
trình ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, trên các bài báo cũng có rất nhiều bài viết về bộ môn nghệ
thuật này như:
Thúy Nga với bài “Rối nước đặc sản của sân khấu dân tộc” in trên
tạp chí Văn hóa nghệ thuật; Lê Mỹ Ý (2006), “Rối nước – sự tồn tại kì diệu
của tự nhiên”, tạp chí Sân khấu… Các tác phẩm này với nội dung giới thiệu
cho bạn đọc biết về múa rối nước: nguồn gốc hình thành, nghệ thuật múa rối
(sân khấu, buồng trò, nhân vật, tích trò)… Nhưng các tác phẩm này cũng chỉ
đề cập đến nghệ thuật múa rối nước nói chung chứ chưa tìm hiểu chuyên sâu
về nghệ thuật tạo hình.

XnBGk5N2DAm310e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status