một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HOC.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I .Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài :

Giáo dục kĩ năng sống cho HS đang là vấn đề quan tâm của Bộ Giáo dục – Đào tạo và chính thức được đưa vào nhà trường . Để có kĩ năng sống, HS cần có kĩ năng tư duy bậc cao như : Phân tích – So sánh – Tổng hợp – Phán đoán – Đưa ra kết luận . Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của HS, vì vậy “ kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của nhà trường ”, từ đó hình thành tính cách và nhân cách của HS . Một trong các loại kĩ năng sống cần giáo dục cho HS là tình cảm đạo đức; cách ứng xử, giao tiếp với ông bà – cha mẹ – anh chị em, với khách, với thầy cô – bạn bè, … . Nhiều HS rất thiếu kĩ năng xử lí tình hống của cuộc sống thực; không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội; thiêu tự tin khi giao tiếp, thiếu bản lĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ động, không tự tin .
Năm học 2010 – 2011, trường tui tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người HS; chú trọng giáo dục đạo đức cho HS ; định hướng dần cho HS về lí tưởng và kĩ năng nhằm hình thành nhân cách cho HS ; thực hiện các hoạt động theo chủ đề “ Tuổi trẻ với Bác Hồ ” tập trung nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử văn minh, lịch sự; hành vi giao tiếp đúng mực .
Chính vì những lí do trên, trong năm học này tui đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho HS Tiểu học ” .

II .Nhiệm vụ của đề tài :

1. Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho HS trong nhà trường ( với thầy cô, bạn bè, người trong trường,… ) ; ứng xử trong gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị em, … );Rèn kĩ năng giao tiếp trong những tình huống thực của cuộc sống thực( ngoài xã hội ) .

2 .Nâng cao khả năng nghe - nói - đọc - viết cho HS; khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề và tạo sự tự tin cho HS trong giao tiếp nhằm phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua : Các môn học chính khoá ( Tiếng việt, toán, đạo đức, khoa học; lịch sử & địa lí, … ); các hoạt động ngoài giờ lên lớp ( ngoại khoá, giao lưu học tập, sinh hoạt đội,… )

III. Phương pháp nghiên cứu :
1.Phương pháp điều tra,khảo sát.
2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin.
3.Phương pháp trao đổi…

IV. Cơ sở nghiên cứu và thời gian tiến hành :
1. Cơ sở nghiên cứu:
1.1. Cơ sở khoa học :
Trên tinh thần quán triệt những nhiệm vụ trọng tâm “ Giáo dục kĩ năng sống cho HS Tiểu học ” đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo xác định trong những năm qua ( Văn bản số 7312 /BGDĐT – GDTH ngày 21 / 08 / 2009 ) .
1.2. Cơ sở thực tiễn :
Qua thực tế lớp tui đang phụ trách còn có nhiều HS chưa mạnh dạn tự tin, còn e dè thụ động trong học tập và trong sinh hoạt chung; kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa biết cách diễn đạt, trình bày ý kiến cá nhân .

2 .Thời gian tiến hành :
- Thực tế lớp đang phụ trách năm học 2010 – 2011. Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy

PHẦN II :KẾT QUẢ
I .Thực trạng hiện tại :
1. Đối với giáo viên;gia đình và xã hội:
1.1. Đối với giáo viên:

1.2. Đối với gia đình và xã hội:
Cá biệt vẫn còn có HS do ảnh hưởng của môi trường xã hội, khu dân cư nên hành vi ứng xử, giao tiếp chưa đúng mực .
Một vài em được sự nuông chiều của gia đình, được gia đình phục vụ, đáp ứng mọi yêu cầu, chỉ biết học nên việc giao tiếp

2.Đối với học sinh:
Thực tế trong năm học này, lớp 5B do tui phụ trách có một số em trong giao tiếp với bạn bè còn thiếu hoà nhã; các hành vi ứng xử đôi lúc chưa thật sự văn minh, lịch sự . Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin; còn thụ động trong học tập và sinh hoạt chung . Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày ,ứng xử có phần còn mang tính “ tuỳ tiện ” .

II . Nội dung và giải pháp thực hiện :

Để việc rèn kĩ năng giao tiếp cho HS lớp tui phụ trách nói riêng và HS Tiểu học nói chung đạt hiệu quả, tui đã mạnh dạn thực hiện một số nội dung giải pháp cụ thể như sau :

1.Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường ( Thầy cô, bạn bè,….. ) :
1.1. Trong các môn học chính khoá :
1.1.1 Đối với giáo viên:
- Quan hệ thầy – trò trong nhà trường không phải là quan hệ Bề trên – Kẻ dưới mà là thực hiện một sự Phân công – Hợp tác . Quan hệ Bạn bè là quan hệ bình đẳng . vì vậy trong trường phải xưng hô Thầy ( Cô ) – Em, chứ không phải là Thầy ( Cô ) – Con( Thầy ( Cô ) – Cháu ) ; Bạn – tui , Bạn – Mình, Tớ …
- Trong từng môn học, tiết học, GV phải là người “ làm mẫu ” từ cách nói năng, thái độ, đi đứng, chữ viết,…Vì nếu GV có thái độ không tốt với HS, chúng sẽ học theo thầy đối xử không tốt với bạn bè và mọi người xung quanh . “ Lệnh ” giao việc của GV đưa ra phải rõ ràng, cụ thể và thật sự “ nghiêm ” . Cần xây dựng mối quan hệ Thân thiện – Hợp tác giữa Thầy – Trò và giữa Trò – Trò để mọi HS đều được quan hệ trực tiếp với thầy và quan hệ với nhau . GV cần khuyến HS trao đổi, đăt câu hỏi, thảo luận, phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm cảm xúc riêng của mình . GV có thể chia lớp thành nhóm, lúc đầu có thể là nhóm nhỏ ( 2 HS ngồi cùng bàn ) để dễ trao đổi, giúp các em tự tin dần ; Sau đó triển khai giữa 1 em và 1 em khác ( vẫn là

Pl2SSaZbun6pnea
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status