Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về truyền thuyết dân gian xứ Nghệ. Nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ nhìn từ đặc trưng thể loại: không gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ; thời gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ; cấu trúc truyền thuyết với các dạng môtit tiêu biểu; nhân vật truyền thuyết. Tìm hiểu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong không gian văn hóa xứ Nghệ: truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong tương tác văn hóa vùng; truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với thần tích và lễ hội; truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với các di tích văn hóa vật thể
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu: ................................................ 2
2.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
2.3. Phạm vi tư liệu khảo sát ................................................................................ 4
3. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 7
3.1. Vấn đề nghiên cứu bản chất thể loại của truyền thuyết ................................ 7
3.2. Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian vùng Nghệ Tĩnh ............................... 10
5. Đóng góp của luận án: .............................................................................. 18
6. Cấu trúc của luận án:................................................................................ 18
NỘI DUNG .............................................................................................................. 19
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN XỨ NGHỆ .... 19
1.1. Diện mạo chung của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ........................... 19
1.1.1 Số lượng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ .................................................. 19
1.1.2 Tương quan với số lượng các thể loại truyện kể dân gian khác......................... 22
1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu............................................................. 24
1.2.1. Lý thuyết phân loại...................................................................................... 24
1.2.2. Phân loại theo hình thức tồn tại và lưu truyền ............................................ 28
1.2.3. Phân loại theo nội dung............................................................................... 33
1.3. Các trung tâm truyền thuyết tiêu biểu.................................................... 46
1.3.1. Truyền thuyết dạng chuỗi và các trung tâm truyền thuyết tiêu biểu........... 47
1.3.2 Nguyên tắc hình thành các trung tâm truyền thuyết ................................... 53
CHƯƠNG II: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN XỨ NGHỆ NHÌN TỪ
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI ....................................................................... 56
2.1. Không gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ ............................... 56
2.1.1. Không gian cố định và di động ................................................................... 56

2.1.2. Không gian khởi nguyên và không gian thứ phát ....................................... 76
2.2. Thời gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ................................... 79
2.2.1. Thời gian cố định và thời gian diễn biến truyện đặc trưng ......................... 80
2.2.2. Thời gian chồng xếp qua quá trình truyền lưu ............................................ 81
2.2.3. Tính linh hoạt của thời gian trong truyền thuyết......................................... 83
2.2.4. Thời gian chu kỳ qua mối liên kết với lễ hội .............................................. 85
2.3. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu ............................. 86
2.3.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo của truyền thuyết ............................... 86
2.3.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu..................................... 94
2.3.3. Các dạng thức motif tiêu biểu của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ.... 98
2.4. Nhân vật truyền thuyết........................................................................... 106
2.4.1. Gốc tích nhân vật....................................................................................... 106
2.4.2. Hiện tượng nhân vật song hành................................................................. 108
2.4.3. Xu hướng biến đổi của nhân vật ............................................................... 111
CHƯƠNG III: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN XỨ NGHỆ TRONG KHÔNG
GIAN VĂN HÓA XỨ NGHỆ..................................................................... 119
3.1. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong tương tác văn hóa vùng........ 119
3.1.1. Giới thuyết về vùng văn hóa xứ Nghệ ...................................................... 119
3.1.2. Văn hóa vùng quy định nét riêng của truyền thuyết ................................. 124
3.1.3. Văn hóa vùng với quá trình phát sinh, lưu truyền truyền thuyết .............. 139
3.2. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với thần tích và lễ hội......................... 151
3.2.1. Truyền thuyết dân gian: bản sưu tầm, bản kể truyền miệng và thần tích...... 151
3.2.2. Truyền thuyết dân gian và lễ hội............................................................... 161
3.3. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với các di tích văn hóa vật thể ....... 175
3.3.1. Các di tích văn hóa vật thể (đã được công nhận và chưa được công
nhận) của xứ Nghệ gắn liền với truyền thuyết .......................................... 176
3.3.2. Lịch sử và thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể .................... 178
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 190
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................... 204

1. Lý do chọn đề tài
1.1.Truyền thuyết dân gian là một thể loại quan trọng trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Song để điều hiển nhiên ấy được ghi nhận trong lịch sử nghiên cứu
văn học dân gian, truyền thuyết đã phải trải qua một chặng đường khó khăn, nhiều
chướng ngại. Sự công nhận muộn mằn của học giới so với các thể loại khác là một
trong những lí do khiến truyền thuyết trở thành thể loại đáng được lưu tâm đặc biệt.
Vấn đề đặt ra cho khoa nghiên cứu văn học dân gian không chỉ là xác định một cách
tổng quát về bản chất thể loại, cơ chế hình thành và lưu truyền truyền thuyết mà còn là
mô tả, phân tích tỉ mỉ những truyền thuyết cụ thể trong sự gắn bó với môi trường hoạt
động của nó bởi truyền thuyết là thể loại đậm đặc tính vùng. Chính đặc trưng gắn chặt
với vùng văn hóa, với địa phương cụ thể của truyền thuyết đã tự chia nhỏ đối tượng
này thành nhiều mảng miếng khác nhau, khiến cho các nhà nghiên cứu khó lòng giải
quyết thấu đáo và toàn diện. Ở trong nước, đã có một số bài viết, công trình, luận án
tiến sĩ nghiên cứu về truyền thuyết dân gian nhưng bởi sự phức tạp của đối tượng này
cho nên vẫn còn vô số mảng trống cần được bổ sung. Nghiên cứu về truyền thuyết dân
gian trong thời điểm hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết.
1.2. Nghiên cứu văn học dân gian theo vùng đang là một hướng nghiên cứu
có khả năng đem lại nhiều đóng góp mới mẻ không trùng lặp với các công trình đi
trước. Hướng nghiên cứu này một mặt đáp ứng được yêu cầu cụ thể hóa tối đa các
mục tiêu nghiên cứu, mặt khác lại rất phù hợp với đối tượng nghiên cứu là truyền
thuyết dân gian - một đối tượng đáng được lưu ý hiện nay. Chọn đề tài Khảo sát và
nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ chúng tui hy vọng sẽ có được cái nhìn
hệ thống về truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong tương quan với kho tàng truyền
thuyết dân gian Việt Nam nói chung và góp thêm phần nào đó trong việc làm đầy
đặn hơn, sáng rõ hơn diện mạo của truyền thuyết xứ Nghệ thông qua việc bổ sung
thêm một số truyền thuyết dân gian mà chúng tui sưu tầm được trong quá trình thực
hiện luận án của mình.

1.3. Xứ Nghệ là một tiểu vùng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong nền văn
hóa Việt Nam với những cá tính văn hóa độc đáo hình thành nên từ khí chất đặc
trưng của sông núi, con người xứ sở này. “Mảnh đất lịch sử nằm trong dòng chảy
suốt chặng đường lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc” [151, 186] từng mang tên
Hàm Hoan, Hoan Châu, Nghệ An… đã chứng kiến, lưu dấu biết bao sự kiện trọng
đại của dân tộc để xác lập một vị trí đặc biệt cho mình trong tiến trình lịch sử văn
hóa chung. Mọi thời đại lịch sử của dân tộc đều để lại dấu ấn trên mảnh đất một
thuở là phên dậu phía Nam của nhiều triều đại, là nơi dự trữ binh lực cho các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm lâu dài, là chốn nghỉ chân trên các chặng đường
chinh phạt phương Nam của triều đình phong kiến. Chính vai trò và vị trí quan
trọng ấy của xứ Nghệ đã tạo điều kiện cho văn học dân gian nói chung và thể loại
truyền thuyết nói riêng phát triển rực rỡ trên mảnh đất ấy. Bên cạnh đó, sự đa dạng
của hình sông thế núi, sự hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên xứ Nghệ cũng góp phần
thúc đẩy, khơi gợi cảm hứng sáng tạo nên các huyền thoại, các truyền thuyết cho
dân gian. Đất Nghệ bởi vậy vẫn luôn là một đối tượng ẩn chứa nhiều điều thú vị,
luôn thu hút sự quan tâm của các nhà folklore học. Tuy đã được nghiên cứu từ nhiều
góc độ khác nhau song xứ Nghệ với sự dày dặn của văn hóa dân gian vẫn tiếp tục
tạo ra hấp lực đối với các nhà nghiên cứu bằng những nét khuyết hao, mờ nhạt chưa
được tô vẽ lại của bức tranh văn hóa vùng đặc sắc. Đó chính là lý do khiến chúng
tui chọn xứ Nghệ để nghiên cứu trong khuôn khổ thể loại truyền thuyết.
2. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cơ bản của chúng tui trong luận án này là truyền
thuyết dân gian Nghệ An và Hà Tĩnh dưới các dạng: bản kể đã được sưu tầm và
xuất bản nằm trong các thư tịch (văn học trung đại và thần tích, thần phả) cũng như
trong các sách sưu tầm thời hiện đại, bản kể mới được sưu tầm qua quá trình điền dã
do chúng tui tự thực hiện.
2.1.2. Ngoài ra, do yêu cầu của quá trình phục dựng diễn biến lưu truyền của
truyền thuyết xứ Nghệ, chúng tui sẽ tìm hiểu một số yếu tố liên quan mật thiết đến
thể loại này trong hành trình truyền lưu của nó như: lễ hội, di tích vật thể trên đất
Nghệ. Các đối tượng này đều được nghiên cứu trong mối liên hệ không tách rời với
truyền thuyết xứ Nghệ.
2.1.3. Bởi tình trạng bất nhất khi xác định ranh giới thể loại truyền thuyết
trong lịch sử nghiên cứu thể loại này, chúng tui nhận thấy cần thiết phải đưa ra một
quan niệm về truyền thuyết mang tính hướng đạo cho việc nghiên cứu cụ thể sẽ tiến
hành tới đây. Qua tham khảo, tiếp thu các nghiên cứu đi trước về thể loại truyền
thuyết của các nhà folklore học trong và ngoài nước, chúng tui cho rằng: truyền
thuyết là thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, bao gồm những câu chuyện hoàn
chỉnh (hay những mẩu chuyện) được sáng tạo nên bằng con đường kỳ ảo hóa,
huyền thoại hóa một cốt lõi sự thật lịch sử nào đó trên cơ sở hai mạch nguồn cảm
hứng “thiêng hóa thực tại và tôn vinh những giá trị của dân tộc - lịch sử” [3, 62].
Yếu tố lịch sử trong truyền thuyết không hoàn toàn là lịch sử đích thực bởi “lịch sử
hóa cái phi lịch sử và phi lịch sử hóa cái lịch sử là hai mặt thống nhất của thi pháp
thể loại” [85, 202]. Dù sao, nhờ yếu tố lịch sử ấy mà truyền thuyết mở ra thêm một
kênh truyền lưu qua hình thức văn bản hóa trong các cuốn sử biên niên. Môi trường
diễn xướng của truyền thuyết chính là hội lễ với các nghi thức thờ cúng thần thánh
thuộc tín ngưỡng dân gian địa phương, vậy nên các yếu tố phi văn bản như hội lễ, di
tích vật thể (đình, đền, miếu mạo…) là những yếu tố liên quan, có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến đời sống và diễn biến lưu truyền của thể loại truyền thuyết. Cũng chính môi
trường diễn xướng đặc biệt ấy đã tạo cho truyền thuyết cơ hội đi vào các văn bản
thần tích, với “tư cách là xương sống của lễ hội”, là nguồn gốc thiêng liêng về tín
ngưỡng, về vị thần được dân gian thờ phụng. Ngoài ra, cũng như các thể loại văn
học dân gian khác, truyền thuyết còn được văn bản hóa trong các sách văn học
trung đại.
Với quan niệm và những hình dung cơ bản trên đây về truyền thuyết, chúng
tui đã mở rộng tối đa biên độ ngữ nghĩa của nội hàm khái niệm truyền thuyết với
mong muốn có được một cái nhìn tổng quan về đời sống của thể loại này. Với quan
niệm về một đối tượng có đời sống linh hoạt và khá phức tạp như thế, chúng tui sẽ

tiến hành nghiên cứu truyền thuyết trong nhiều dạng văn bản khác nhau (bản sưu
tầm, bản truyền miệng, văn bản thần tích, văn xuôi trung đại). Có không ít các
truyền thuyết dân gian xứ Nghệ được khảo sát trong luận án này được chúng tui lựa
chọn ra từ các thần tích của xứ Nghệ được nhà Nghệ học Ninh Viết Giao tập hợp trong
cuốn Tục thờ thần và thần tích Nghệ An. Dĩ nhiên, không phải mọi thần tích đều được
chúng tui coi là truyền thuyết mà các truyền thuyết được lọc ra từ kho thần tích đều
được xem xét kỹ lưỡng dưới một số tiêu chí nhằm đánh giá chất truyền thuyết, chất dân
gian trong đó. Tiêu chí quan trọng nhất mà chúng tui hướng đến trong khi tiến hành lựa
chọn là: sự tồn tại của các motif truyền thuyết (motif sinh nở thần kỳ, motif chiến
công phi thường, motif hóa thân, hiển linh) trong thần tích.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu mà chúng tui đề cập đến trong luận án này
không phải là một đối tượng “thuần chất” bởi các mối quan hệ văn hóa chồng chéo
xung quanh nó và bởi sự xuất hiện đa dạng của nó trong nhiều hình thức tư liệu
khác nhau. Chúng tui cho rằng, chỉ với sự mở rộng tối đa biên độ ý nghĩa của nội
hàm khái niệm truyền thuyết để có được một đối tượng xuất hiện trong trạng thái bề
bộn, không thuần nhất thì mới có thể đem lại cái nhìn tổng thể về đời sống sinh
động, lưu chuyển không ngừng của thể loại truyền thuyết trên đất Nghệ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án của chúng tui tập trung nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong giới
hạn không gian văn hóa vùng Nghệ Tĩnh cho nên có thể coi giới hạn không gian
văn hóa ấy là đường biên xác định phạm vi nghiên cứu. Để nhận định chuẩn xác vị
thế của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong kho tàng truyền thuyết dân gian Việt
Nam nói chung, chúng tui sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng việc tìm hiểu sơ
lược thêm một số vùng truyền thuyết khác song sự mở rộng này chỉ mang ý nghĩa
tạo ra môi trường rộng lớn để nhìn rõ hơn diện mạo truyền thuyết xứ Nghệ.
2.3. Phạm vi tư liệu khảo sát
Với mong muốn nhìn đối tượng ở trạng thái phức tạp, bộn bề như nó vốn có,
chúng tui mở rộng tối đa phạm vi tư liệu khảo sát. Trước hết, chúng tui tìm kiếm
truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong các công trình tư liệu đã xuất bản. Bộ phận tưliệu này, ngoài các bộ sách biên soạn sưu tầm chung tầm cỡ như bộ Kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi biên soạn, Tổng tập văn học dân gian người
Việt (tập 4, 5 - phần truyền thuyết) do Kiều Thu Hoạch chủ biên còn có các sách vở
do địa phương xuất bản như: Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ (tập 1) do PGS.
Ninh Viết Giao sưu tầm Nxb Nghệ An, 1995; Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An
(Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb Nghệ An, 2001), Từ Cổ Loa đến Đền Cuông
(Nguyễn Nghĩa Nguyên, Nxb Nghệ An, 2006); Mai Hắc Đế - truyền thuyết và lịch
sử (Đinh Văn Hiến, Đinh Lê Yên, Nxb Nghệ An, 2003); Truyền thuyết núi Hai Vai
(Võ Văn Trực, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1990); An Tĩnh cổ lục (Hippolyte Le Breton,
Nxb Nghệ An, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005)…
Thứ hai, để tiếp tục cập nhật và bổ sung đối tượng nghiên cứu, chúng tui sử
dụng các tư liệu tự sưu tầm được tại các địa phương khác nhau trên đất Nghệ An
qua các chuyến điều tra điền dã thực hiện vào năm 2006, 2008, 2009. Năm 2006,
chúng tui thực hiện hai chuyến điền dã về những ngôi đền quan trọng bậc nhất của
xứ Nghệ. Từ ngày 12 - 15/3/2006, chúng tui làm việc với Ban quản lý Di tích danh
thắng tỉnh Nghệ An và tham gia lễ hội đền Công. Từ ngày 23 - 30/ 5/2006, chúng tôi
đi khảo sát các cụm di tích liên quan đến truyền thuyết Mai Hắc Đế ở huyện Nam
Đàn và truyền thuyết Lý Nhật Quang ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Di tích liên
quan đến truyền thuyết Mai Hắc Đế mà chúng tui đã khảo sát gồm: đền vua Mai ở
thị trấn Nam Đàn; khu lăng mộ ở xã Vân Diên; mộ thân mẫu Mai Hắc Đế ở xã Nam
Thái. Tại đền vua Mai, chúng tui có tiếp xúc, phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Ân
(Nam Tân, Nam Đàn), 82 tuổi, là từ đền từ năm 1992 đến 2006. Di tích liên quan
đến truyền thuyết Lý Nhật Quang mà chúng tui đã khảo sát gồm: đền Quả (thờ Lý
Nhật Quang) ở xã Bồi Sơn, chùa Bà Bụt ở xã Lam Sơn. Tại các di tích này, chúng
tui đã tiếp xúc, trò chuyện với: cụ Nguyễn Cảnh Truật (xóm 5, Bồi Sơn), 74 tuổi, là
từ đền Quả; cụ Lê Văn Huân (xóm 7, Bồi Sơn), 78 tuổi; cụ Nguyễn Khắc Hưng
(xóm 3, Bồi Sơn). Năm 2008, chúng tui thực hiện chuyến điền dã từ thành phố Vinh
lên huyện miền núi Quỳ Hợp. Từ ngày 28 - 1/9, chúng tui điền dã tại nhiều xã thuộc
huyện Quỳ Hợp. Tại đây, sau khi làm việc với Phòng văn hóa huyện, chúng tui gặp
gỡ, phỏng vấn một số người nghiên cứu, thầy mo và dân địa phương:


RNDzXjYmY9sYB1n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status