Nghiên cứu so sánh một số típ truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:260 tr
Tổng quan về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Hàn Quốc. Đi sâu khảo sát nghiên cứu một số kiểu truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc để lý giải nguyên nhân những tương đồng và dị biệt giữa kiểu truyện của hai nước
Tiến sĩ Văn học dân gian -- Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Việt Nam và Hàn quốc là hai quốc gia “không những gần gũi về
mặt địa lý, mà còn có rất nhiều điểm tương đồng về tập tục sinh hoạt, phong
cách tư duy tôn giáo, tình cảm dân tộc, di sản văn hoá. Mẫu số chung đó có
đặc điểm rất khác thường”. Kho tàng văn học dân gian của cả hai nước nói
chung, truyện cổ tích nói riêng có những nét tương đồng, bên cạnh những nét
dị biệt. Nghiên cứu và so sánh giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn quốc là
công việc không chỉ có ý nghĩa tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ở
phương diện văn hoá mà còn có điều kiện để làm sáng rõ hơn những vấn đề
của việc nghiên cứu thi pháp truyện cổ tích.
1.2. Vận dụng các Bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dân
gian của Antti Aarnaer và Stith Thompson, cũng như vận dụng phương pháp
nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử trong chừng mực nào đó sẽ giải quyết
được vấn đề nguồn gốc của truyện cổ tích, sự giống nhau và khác nhau giữa
truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới. Ở Hàn quốc cũng như ở Việt
Nam, công việc này đã được nhiều học giả tiến hành. Kết quả mà các nhà
nghiên cứu ấy đạt được là cũng nhiều, nhưng vấn đề so sánh giữa truyện cổ
tích Hàn Quốc và truyện cổ tích Việt Nam vẫn chưa được tiến hành là bao.
Trong khi đó tìm hiểu, so sánh giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc
chẳng những giúp cho chúng ta hiểu biết về truyện cổ tích của từng quốc gia,
mà còn giúp cho chúng ta có điều kiện, cơ hội làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp
của truyện cổ tích mỗi nước, đồng thời, đóng góp vào việc vận dụng phương
pháp nghiên cứu so sánh loại hình - lịch sử để nghiên cứu truyện cổ tích của
mỗi nước.
1.3. Là một công dân Hàn Quốc từng học tập ở Việt Nam rồi công tác tại
Việt Nam và hiện tại là giảng viên về tiếng Việt và Việt Nam học cho sinh
viên Hàn Quốc, truyện cổ tích Hàn Quốc, truyện cổ tích Việt Nam cuốn hút
và hấp dẫn tôi. Bởi đó là chứng tích bất tử cho sự phong phú của văn hóa mỗi
dân tộc, sự vĩ đại của những tư tưởng nhân văn cao cả của mỗi dân tộc. Bởi
vậy, tui khao khát được tìm hiểu nghiên cứu về truyện cổ tích của hai dân tộc
Việt Nam - Hàn Quốc, với ý nghĩa, hiểu sâu thêm truyền thống văn hoá của
Việt Nam, cũng như của Hàn Quốc.
2. Giới thuyết đề tài và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đề tài của luận án là mối quan hệ tương đồng và dị biệt giữa một số
kiểu (type) truyện trong truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc. Như vậy,
những vấn đề về nội dung, nghệ thuật, tình hình sưu tầm v.v... của truyện cổ
tích hai nước sẽ nằm ngoài phạm vi của công trình nghiên cứu này.
2.2. Mỗi tộc người đều có kho tàng truyện cổ tích của mình, Việt Nam là
quốc gia đa dân tộc, cho nên khi nghiên cứu, ở truyện cổ tích Việt Nam, bên
cạnh việc coi truyện cổ tích của người Việt, (tộc người đa số) làm đối tượng
khảo sát chính, chúng tui còn lấy truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số làm
đối tượng khảo sát. Ở truyện cổ tích Hàn Quốc, chúng tui lấy truyện cổ tích
của người Hàn là đối tượng khảo sát.
2.3.Việt Nam, cũng như Hàn Quốc do vị thế địa văn hoá, địa chính trị
của mình, có quan hệ mật thiết về lịch sử văn hoá với các nước trong khu vực
như Trung Quốc, Nhật Bản, luận án xin được đặt truyện cổ tích Việt Nam,
Hàn Quốc trong khu vực này, nhưng trong những trường hợp thật cần thiết
mới đặt vấn đề so sánh, còn lại, luận án sẽ không đi sâu vào việc so sánh giữa
truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc và truyện cổ tích của các nước
trong khu vực. Bởi lẽ, đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ
tương đồng và dị biệt giữa một số típ và mô típ của truyện cổ tích Việt Nam
và Hàn Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Ngoài việc vận dụng những phương pháp chung của khoa học
folklore, về cơ bản luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh loại
hình- lịch sử.
3.2. Ngoài ra, khi cần thiết, chúng tui có vận dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành : ngữ văn học, văn hoá học.v.v..
4. Mục đích của đề tài
4.1. Luận án nhằm tìm ra những tương đồng, dị biệt giữa truyện cổ tích
Việt Nam và truyện cổ tích Hàn Quốc, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng
và dị biệt ấy, trên cơ sở nghiên cứu so sánh một số kiểu truyện (type) của
truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Hàn Quốc.
4.2. Bước đầu trình bày những nét bản sắc dân tộc của hai dân tộc trong
truyện cổ tích, trên cơ sở nghiên cứu, so sánh một số kiểu truyện (type)
truyện cổ tích của hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc.
5. Lịch sử vấn đề
5.1. Từ đầu thế kỷ XIX. vấn đề nguồn gốc truyện cổ tích đã được đặt ra,
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học folklore trên thế giới. Vấn đề
giống nhau giữa truyện cổ tích các dân tộc và liên quan đến chủ đề này là vấn
đề nguồn gốc của truyện cổ tích trở thành vấn đề trung tâm của khoa học về
truyện cổ tích. Trường phái Ấn Âu với các đại biểu như Jacốp Grim ở Đức,
Ph. I. Buxlaev ở Nga cũng như sự phát triển của nó thành trường phái thần
thoại với Adanbec Kun (người Đức), Max Muler (người Anh gốc Đức),
Aphanaxiep (người Nga), Cubecnatix (người Pháp) một thời đã tiếp cận vấn
đề, nhưng rồi chính trường phái này lại nhanh chóng bộc lộ các điểm yếu của
nó. Dầu vậy, sự giống nhau giữa truyện cổ tích của các dân tộc vẫn là vấn đề
cần có sự quan tâm giải đáp của các nhà khoa học về truyện cổ tích. Người ta
nói rằng sự giống nhau ấy của truyện cổ tích vốn không phải là do các dân tộc

nUwl0c36t794ebp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status