Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú về ca dao cổ truyền, ca dao hiện đại, luận án tìm ra yếu tố truyền thống và cách tân trong ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại về phương diện thi pháp, khai thác một số hình thức diễn xướng mới của ca dao hiện đại cùng các yếu tố tác động đến sự biến đổi thi pháp ca dao. Từ đó rút ra một số nhận xét mang tính khách quan về sự tồn tại và vận động của thi pháp ca dao người Việt

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
SỰ CHUYỂN ĐỔI THI PHÁP TỪ CA DAO CỔ TRUYỀN
ĐẾN CA DAO HIỆN ĐẠI
Suy cho cùng, nghiên cứu khoa học là nhằm thoả mãn những nhu cầu về
nhận thức và cải tạo thế giới. Để thực hiện được điều đó một cách tốt nhất trong
điều kiện có thể, không thể không dựa trên cơ sở lý luận và thực tế của chuyên
ngành. Những cơ sở khoa học đó nếu được chuẩn bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho
nghiên cứu khoa học có thể thực hiện tốt những chức năng cơ bản như mô tả,
giải thích, tiên đoán và sáng tạo khoa học. Và chính những chức năng trên sẽ
giúp nghiên cứu khoa học đạt được mục đích đã đặt ra.
Thực hiện luận án Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao
hiện đại cũng cần đi theo con đường nhận thức như trên. Ở đây, xây dựng,
chuẩn hoá, thống nhất các khái niệm, thuật ngữ... có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu là vấn đề cần được xem xét. Đặc biệt, sự ưu tiên chú ý đến những
vấn đề khác có mối quan hệ với ca dao hiện đại - một bộ phận thơ dân gian gây
nhiều ý kiến tranh luận tất sẽ phải đặt ra ở chương này.
1.1. Thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian
Nếu đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ thì nhiều nội dung sẽ phải giải
quyết ở mục này. Tuy nhiên, do điều kiện tư liệu và trong giới hạn của đề tài
luận án, người viết chủ yếu quan tâm đến những khái niệm cơ bản của khoa học
thi pháp, khoa học thi pháp chuyên ngành; qua đó thể hiện quan điểm về việc sử
dụng các khái niệm trong phạm vi đề tài luận án.
1.1.1. Thi pháp và thi pháp học
Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy một cách hiểu
thống nhất về khái niệm thi pháp và thi pháp học.Một số nhà lý luận văn học
Nga như M.Khrapchenko, A.Bushmin, G.Pospelov, P.Nikolaev, L.Timofeev...
đều cho rằng hiện nay các định nghĩa về thi pháp đều mơ hồ hỗn hợp, quan hệ
của nó với nhiều bộ môn nghiên cứu văn học chưa được xác định rõ ràng [Dẫn
theo 143.57]. Trong thực tế, cách hiểu về các khái niệm trên của các nhà nghiên
cứu Nga khác nhau và giữa họ với các nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ cũng có nhiều
điểm không tương đồng. Tuy vậy, “nếu chưa đi sâu vào các khía cạnh riêng lẻ
mà cần có cái nhìn tổng quan, thì không thể không thấy rằng, dù khác nhau bao
nhiêu, thi pháp vẫn có một phạm vi xác định. Đó là nghệ thuật và thi pháp học là
khoa học nghiên cứu văn học với tƣ cách là một nghệ thuật. Định nghĩa này có
thể bao hàm mọi cách hiểu rộng, hẹp khác nhau nhất về thi pháp và thi pháp
học”[143.57]. Aritxtôt (384 - 322 tr.CN) - nhà bác học và triết học Hylạp cổ đại
trong cuốn Thi pháp học đã xác định thi pháp học là khoa học nghiên cứu về
nghệ thuật thi ca như là một nghệ thuật. Sau ông, các nhà thi pháp học vẫn tiếp
tục duy trì truyền thống nghiên cứu đó.
Ở Nga, các nhà nghiên cứu đã có những phát biểu chính thức về thi pháp
học qua các công trình của mình. Chẳng hạn, V. Zhirmunsky trong Nhiệm vụ
của thi pháp học (1919 - 1923) viết: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn
học như là một nghệ thuật”. V. V. Vinôgradov (1963) cũng nêu định nghĩa: “Thi
pháp học là khoa học “về các hình thức, các thể, các phương tiện, cách
sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ, về các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm văn
học... C. Khráptrencô - một trong những thay mặt tiêu biểu của trường phái thi
pháp học lịch sử ở Liên Xô viết: “Không hề kỳ vọng một định nghĩa thật đầy đủ,
thật bao quát, tui cho rằng có thể xác định thi pháp học như môn khoa học
nghiên cứu các cách và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật,
khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [70.242]. Có thể nói, đây là một trong
những định nghĩa tổng quát nhất và thuyết phục nhất về thi pháp học [34.298].
Các nhà nghiên cứu phương Tây xem ra ưa những đối tượng nghiên cứu cụ
thể hơn. R. Jakobson (1960), từ góc độ ngôn ngữ học xác định nhiệm vụ thi
pháp học là “nghiên cứu chức năng thơ của phát ngôn thơ”. TS. Todoror (1973)
thì coi đối tượng của thi pháp học là các “thuộc tính đặc trưng của ngôn từ văn
học”, “các quy luật chung của sự tồn tại của văn học”. Cũng có khi, thi pháp học
được thu hẹp trong một thể loại thi ca, chẳng hạn Từ điển thuật ngữ phê bình
văn học phƣơng Tây hiểu thi pháp học là: “hệ thống lý luận hay học thuyết lấy
thơ làm đối tượng nghiên cứu để khám phá các quy tắc và nguyên tắc sáng tác
thi ca”. Trong công trình Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu Dương
Quảng Hàm (Việt Nam) hay trong công trình Thi pháp học khái thuật của
Trương Tư Tự (Trung Quốc), thi pháp học còn được hiểu thu hẹp hơn, chỉ là hệ
thống phép tắc, cách luật của thơ [143.58].
Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã vận dụng những vấn đề lý luận trên vào
nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, mới qua tìm hiểu một số định nghĩa về thi pháp
và thi pháp học, chúng ta đã thấy bộc lộ nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề
không đặt ra ở đây là phê phán quan điểm nào, song chọn cách hiểu nào là điều
cần thiết. Tác giả sách Văn học và thời gian cho rằng: “Nhìn chung, có hai cách
hiểu về thi pháp. Một là lý luận khoa học về nghệ thuật ngôn từ. Truyền thống
này có từ Aritxtôt, Horace, Boa Lô. Một số tác giả hiện đại phương Tây như R.
Jakobson, N. Frye, TS. Todorov xem thi pháp là lý luận về các quy luật chung
của văn học, của thể loại (...). Hai là, hệ thống các nguyên tắc sáng tạo của một
tác giả, nhóm tác giả hay trường phái, giai đoạn, thời đại mà với chúng, các
sáng tác đã được tạo ra trong thực tế văn học. Ở đây, điều quan trọng không phải
là các khái niệm lý luận của nhà lý luận, mà là cách quan niệm, cách hiểu của
nhà văn đã chi phối cách sáng tác, vận dụng ngôn ngữ, hư cấu nhân vật, bộc lộ
cá tính, xây dựng thể loại. Cách hiểu này cũng có truyền thống từ Aritxtốt,
nhưng quan niệm thi pháp như thế tồn tại cùng văn học, trong văn học và trước
Aritxtốt nhiều” [146.10].
Trong luận án này, chúng tui cơ bản tán đồng khái niệm thi pháp theo cách
hiểu thứ hai.
1. 1.2. Thi pháp văn học dân gian
Nhìn một cách khái quát thì lịch sử thi pháp học là một quá trình phát triển
theo chiều hướng tích cực. Cùng với bước đi của thời gian, bộ môn khoa học
này càng ngày càng được chuyên biệt hoá, lúc đầu nó là một bộ phận nằm trong
mỹ học và lý luận văn học, sau tách ra trở thành bộ môn khoa học độc lập. Đối
tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này cũng dần dần được mở rộng, đầu
tiên là thơ sau đó là cả thơ và văn xuôi; đầu tiên là văn học viết sau đó là cả văn
học viết và văn học dân gian. Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không
chỉ mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu của khoa học thi pháp mà còn đem
đến cho bộ môn khoa học này những kết quả khả quan và mở ra những hướng
nghiên cứu có hiệu quả.(Chẳng hạn, công trình của Prốp và hướng nghiên cứu
cấu trúc). Vậy thi pháp văn học dân gian là gì? Nghiên cứu thi pháp văn học dân
gian là nghiên cứu những vấn đề gì?
Crapxốp (1906-1980) - nhà pholklore học Xô viết cho rằng: “Thi pháp với
tư cách là tổng hợp những đặc điểm hình thức nghệ thuật của các tác phẩm ngôn
từ bao gồm:
a. Những đặc điểm của cấu trúc tác phẩm;
b. Hệ thống những phương tiện phản ánh, nhờ những phương tiện này mà
văn học viết và văn học dân gian xây dựng những bức tranh về cuộc sống,
những hình tượng về con người và tái tạo những hiện tượng khác nhau của thực
tại (các sự kiện lịch sử; sinh hoạt và đạo đức của con người; thiên nhiên);
c. Những chức năng tư tưởng thẩm mỹ của cấu trúc tác phẩm và những
chức năng tư tưởng thẩm mĩ của các phương tiện thể hiện tác phẩm (sự thể hiện
một cách xúc cảm trước hiện thực, sự đánh giá những sự kiện và hành vi của


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status