Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển cam xã đoài, Nghi Lộc, Nghệ An - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển Cam Xã Đoài - huyện nghi lộc - Tỉnh Nghệ An

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để phát triển nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới đặc sản có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên chúng ta chưa thực sự phát huy được hết sức mạnh về sản xuất rau quả tương xứng với tiềm năng của nó.
Nghi Diên là một xã có tiềm năng về phát triển một giống cam gọi là cam Xã Đoài, đây là một lợi thế so sánh lớn của xã Nghi Diên so với những vùng trồng cây ăn quả khác.
Cam Xã Đoài là một đặc sản quý của Nghệ An , là một tài sản của người dân xã Nghi Diên , Huyện Nghi Lộc. Nó cũng như bưởi Phúc Trạch là chỉ có điều kiện khí hậu, đất đai ở xã mới có thể cho ra thứ cam coi là đặc sản nổi tiếng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho một vùng đất xứ Nghệ để sản sinh ra quả cam thơm ngon mà chẳng nơi nào có được. Vì nếu đem giống cam này đi trồng ở nơi khác thì cũng mất hết hương vị đặc trưng.
"Cam Xã Đoài mọng nước.
Giọt vàng như mật o¬ng.
Bổ cam ngoài cửa trước.
Hương bay vào nhà trong...".
Ai chưa một lần đến với Xã Đoài đều không khỏi tò mò với những câu thơ trên. Và ai đã một lần được nếm cam Xã Đoài thì không thể quên được hương vị đặc biệt, hương vị chỉ có ở vùng đất Xã Đoài [12].
Cam Xã Đoài nhìn cây thì chẳng có gì khác nhau nhưng quả thì có hai loại: Giống cam hình quả nhót( người dân gọi là cam lót); Cam hình quả nhót cao thành, phần đầu hơi nhô lên, cuống nhỏ, cây mẹ 5-6 tuổi nếu tốt, khỏe có thể nuôi quả đến tháng 3 năm sau. Loại thứ hai là cam hình quả bầu( gọi là cam bầu), hơi dẹp và phần đầu lõm xuống. Vỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm, nhưng tươi tắn, hơi phơn phớt màu vàng, còn gọi là màu vàng chanh.
Cam xã Đoài vỏ không trơn bóng như cam Trung Quốc, không xù xì như cam Bù Hương Sơn. Bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây xát sẽ tỏa ra mùi hương mà các nhà sản xuất kẹo, rượu đã dùng làm hương liệu. Cam xã Đoài bổ ra có màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của hoa, lại có dính kết tí chút như mật ong. Cam còn được ngâm rượu, ngoài ra những người mê rượu cũng thường bỏ vỏ cam the vào bình rượu khoảng một ngày, khi đem ra thì thật là tuyệt, đã thơm mà nồng độ của rượu cũng không giảm [10].
Cam xã Đoài đã có mặt từ rất lâu đời và cũng từng làm sản vật tiến vua. Năm 1940, cụ Đậu Đình Văn, quê một vùng biển Cửa Lò lên Xã Nghi Diên, Huyện Nghi Lộc mở bến buôn gỗ, mét nứa, đốt vôi. Cụ có mảnh vườn không rộng lắm ở ven sông chợ cầu. Vườn cụ có nhiều loại cây, trong đó có năm bảy cây cam trồng cho vui và lấy quả để dùng. Hồi ấy tại Vinh, nhà nước bảo hộ Pháp mở hội chợ Đông Dương gồm ba nước: Việt Nam, Lào, và Campuchia. Cụ thu xếp công việc đi xem tiện thể mang theo một túi cam chừng khoảng vào chục quả, bán lấy tiền tiêu. Hội chợ có khu vực dành cho hoa quả, các loại cam bù, cam sành, cam giấy. Cụ đặt xuống đó với sáu quả. Không ngờ cam của cụ được người ta mua đem tiến biếu vua Bảo Đại. Chẳng bao lâu vua Bảo Đại ban cho cụ sắc cửu phẩm. Từ đó cụ Văn được gọi là cụ Cửu Văn và cũng từ đó cam xã Đoài trở nên nổi tiếng[10].
Cam Xã Đoài hiện nay đã có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta mà còn được đặt mua để làm quà biếu cho các Việt Kiều tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Úc, Hàn Quốc... Cam xã Đoài được thu hoạch vào tháng 11-12 và chủ yếu được bán vào rằm tháng chạp để làm quà biếu tết, đồ cúng, làm thuốc, ngâm rượu..., đã trở thành quà biếu tết rất có ý nghĩa cho rất nhiều người dân Việt Nam mỗi khi tết đến. Người ta phải đặt hàng từ trước để có thể có những quả cam ngon nhất và đẹp nhất để làm quà biếu trong dịp lễ tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi quả cam có giá khoảng từ 20 đến 40 nghìn đồng những vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.
Từ lâu, cam Xã Đoài được voi là đặc sản nổi tiếng, được ghi vào đại từ điển Pháp và được ví như một loài xoài đặc sản của Lào: “ Cam Xã Đoài, xoài Thà-Khẹc” [11]. Cam Xã Đoài là một đặc sản có một không hai khiến ai đã một lần thưởng thức cam Xã Đoài chính gốc hẳn sẽ chẳng thể nào quên.
Hiện nay cam Xã Đoài không đủ đáp ứng cho thị trường, bởi lượng sản xuất ra rất ít mà nhu cầu tiêu thụ lại lớn. Người dân chỉ sản xuất trên một mảnh vườn ít ỏi của mình để tiện chăm sóc và bảo quản, nên sản lượng thấp, không đủ để trong tỉnh cũng như trong cả nước, hay không có khả năng tạo ra sản phẩm nhằm xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc dù giá cả của cam Xã Đoài tuy cao nhưng do chi phí, người dân quen việc lấy công làm lãi và một năm chỉ thu hoạch được một vụ nên thu nhập từ cam cũng chỉ góp phần hỗ trợ một phần kinh tế cho người dân nơi đây chứ người dân khó làm giàu được từ cam. Nguồn thu nhập đó chỉ đủ để trang trải một phần trong cuộc sống của người dân, chứ không giúp người dân làm giàu và trang trải hết mọi thứ trong gia đình họ.
Từ đó mà tui thực hiện nghiên cứu tìm hiểu thực trạng trồng, quy mô, và tiêu thụ cam để có những giải pháp nhằm phát triển giống cây đặc sản quý này, tạo nên một vùng sản xuất quy mô rộng, để cung cấp cho một thị trường rộng lớn trong nước và tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, xây dựng thương hiệu cam Xã Đoài. Ngày một nâng cao thu nhập cho người dân, và họ sẽ làm giàu từ những cây cam này, họ sẽ có cuộc sống khấm khá hơn từ việc trồng cam. Vì vậy ta tui thực hiện nghiên cứu và chọn đề tài “ Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển cam Xã Đoài, Nghi Lộc, Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Xã Đoài từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển việc sản xuất cam, mở rộng quy mô sản xuất, tìm hiểu thị trường cũng như đáp ứng thị trường tiêu thụ, từ đó giúp làm tăng thu nhập cho người nông dân trồng cam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ cam Xã Đoài.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Xã Đoài.
- Đề xuất một số giải phát để phát triển cam Xã Đoài.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển cam Xã Đoài
- Mở rộng diện tích trồng cam, tạo vùng thâm canh và chuyên canh cam Xã Đoài.
- Đáp ứng nhu cầu về đặc sản cam Xã Đoài cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
- Tiến tới xây dựng thương hiệu cho cam Xã Đoài.
- Tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân làm giàu trên chính những cây cam của họ.


rJuM7m7048oq34B
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status