Phân lập tuyển chọn vài chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở hà nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở Hà Nam

MỞ ĐẦU
Trải qua gần 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn cơ bản là một nước nông
nghiệp với khoảng 3/4 dân số sống phụ thuộc vào ngành này. Sản phẩm có ích thu
được từ trồng trọt thường chỉ chiếm phần nhỏ so với toàn bộ sinh khối tạo ra bởi
cây trồng. Do đó, lượng phụ phẩm nông nghiệp hàng năm để lại trên đồng ruộng
lên tới hàng chục triệu tấn, đủ mọi thành phần như: rơm rạ, thân lá ngô, vỏ, rễ cây,
lá mía, thân cây đậu tương,…
Ở hầu hết các vùng nông thôn hiện nay, phụ phẩm sau thu hoạch đang sử
dụng kém hiệu quả. Một phần bị đốt gây ô nhiễm môi trường, một phần đổ thẳng
xuống các mương rãnh làm ô nhiễm, tắc nghẽn nguồn nước, một phần để lại trên
mặt ruộng là ổ sâu bệnh hại cây trồng phát triển, trong khi đất đai canh tác lâu năm
có nguy cơ bị thoái hóa rất cao, bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng hậu quả của
một nền nông nghiệp thâm canh không bền vững.
Phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, lá mía có chứa một lượng dinh dưỡng
khá lớn, nếu được tái sử dụng lại sẽ rất có ích cho cây trồng. Vì vậy, việc phân hủy
các nguồn phế thải từ thiên nhiên nói chung rất quan trọng và cần được duy trì
thường xuyên, nó vừa giúp bảo vệ môi trường đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ
cung cấp tại chỗ cho cây trồng, giải quyết đáng kể sự thiếu hụt về phân hữu cơ;
giảm chi phí phân bón cho người dân.
Phụ phẩm nông nghiệp có chứa hàm lượng xenlulo cao, có thời gian phân hủy
tự nhiên từ 3 – 6 tháng hay lâu hơn, gây ứ đọng từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường nông nghiệp và nông thôn (Nguyễn Xuân Thành và cs., 2003).
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho nông
nghiệp nên đã có nhiều đề tài lớn cấp Bộ, cấp Nhà nước và một số đề tài chuyển
giao Khoa học công nghệ về phân lập, tuyển chọn vi sinh vật, ứng dụng trong xử lý
phụ phẩm nông nghiệp được thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng chung của nghiên cứu
khoa học hiện nay là các nghiên cứu thường tiến hành độc lập và thiếu tính liên kết.
Sự lặp đi lặp lại của nhiều công trình nghiên cứu và hầu hết trong số đó không mang
lại hiệu quả thực tiễn như mong đợi. Việc tìm hiểu công nghệ mới để chọn ra một tổ
hợp vi sinh vật thích hợp nhằm rút ngắn thời gian phân hủy phụ phẩm nông nghiệp
tạo nguồn phân bón hữu cơ trực tiếp cho cây trồng là việc làm có ý nghĩa trong sản
xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Phân lập tuyển chọn một số
chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ
ở Hà Nam” là thực sự cần thiết mở ra nhiều triển vọng giải quyết vấn đề vừa nêu.
Đề tài được phát triển từ một phần của nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế về Khoa học công
nghệ do Trung tâm Khoa học công nghệ Phát triển nông nghiệp và Miền núi thực
hiện theo Nghị định thư giữa Việt Nam – Hungary.
 Mục đích nghiên cứu
Phân lập và tuyển chọn được một chủng vi khuẩn, một chủng xạ khuẩn bản
địa có khả năng phân giải tốt xenlulo kết hợp với một số chủng vi sinh vật hữu ích
có sẵn để sản xuất chế phẩm vi sinh vật đa chủng xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo
nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và cải tạo đất.
 Yêu cầu của đề tài
- Lấy mẫu phụ phẩm, mẫu đất chứa phụ phẩm đã hoai mục để phân lập VSV.
- Đánh giá các đặc tính sinh học để lựa chọn được các chủng VSV có khả
năng phân giải mạnh xenluloza, CMCaza để sản xuất chế phẩm.
- Lựa chọn được chất mang phù hợp, sản xuất chế phẩm và thử nghiệm hiệu
quả của chế phẩm VSV, so sánh với đối chứng và một số loại chế phẩm khác trên
thị trường thông qua theo dõi các chỉ tiêu đống ủ.
- Các thí nghiệm cần được lặp lại, số liệu cần được ghi chép rõ ràng, cẩn thận
và thường xuyên chụp ảnh quá trình thực hiện đề tài để làm tư liệu minh họa.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm
 Khái niệm chất thải rắn:
Theo Nguyễn Xuân Thành và cs., 2003: chất thải rắn là toàn bộ các loại vật
chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm
các hoạt động sản xuất, hoạt động sống, duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó
quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014: chất thải rắn là vật thể ở thể rắn được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khác.
 Khái niệm chất thải nông nghiệp:
Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng
trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, chăn nuôi, giết mổ… Hiện tại việc
quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các
công ty môi trường đô thị các địa phương (Nguyễn Xuân Thành và cs., 2005).
 Phụ phẩm nông nghiệp:
Là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp như: rơm rạ,
thân lá cây ngô, thân lá lạc, lá mía, thân cây bông…
Đây là loại chất thải có thành phần chính là hữu cơ, do đó nhiều chủng vi
sinh vật có khả năng phân hủy chúng tạo nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Các chất
phế thải dễ phân hủy như cỏ dại, lá của cây phân xanh, cây rau. Các chất khó bị
phân hủy như: rơm rạ, thân, vỏ và rễ cây… (Phạm Văn Toản và cs., 2004).
1.1.2. Khối lượng và thành phần một số loại phụ phẩm nông nghiệp chính
Việt Nam là nước nông nghiệp, nguồn phế thải sau thu hoạch rất lớn với
nguồn gốc rất đa dạng. Hiện nay, mỗi năm hoạt động nông nghiệp trong nước thải
ra hàng chục triệu tấn phụ phẩm. Ở miền Bắc, nguồn phụ phẩm nông nghiệp phát
sinh chủ yếu từ canh tác các loại cây lương thực ngắn ngày (lúa, ngô, mía, đậu
tương, rau màu...), ở miền Nam lại chủ yếu là phụ phẩm từ trồng lúa, các cây công
nghiệp dài ngày (cà phê, điều, hồ tiêu...)

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status