Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với ưu điểm của tính tiện dụng, bền và giá thấp, túi nylon hiện đang được sử
dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi
nylon khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường và do đó gây ra nhiều tác động
tiêu cực như làm xấu cảnh quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, mất diện tích bãi chôn
lấp… Đến nay, vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon đã bắt đầu được quan tâm ở Việt
Nam.
Nguyên nhân quan trọng của việc sử dụng quá mức cần thiết túi nylon là do
thói quen và nhận thức của người dân về việc sử dụng lãng phí túi nylon còn thấp,
do tính tiện lợi không thể thay thế của túi nylon và do túi nylon được phát miễn phí
khi mua hàng. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, cấm sử dụng túi nylon là không khả
thi và sẽ gặp sự phản đối từ cộng đồng. Do đó, bước đầu quan trọng để giảm sử
dụng túi nylon là cần có sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi nilon truyền
thống, khi có sản phẩm thay thế người dân sẽ dần thay đổi nhận thức và hành vi tiêu
dùng, một số sản phẩm thay thế túi nilon như túi vải, túi giấy, túi nilon phân hủy
sinh học… Tuy nhiên, chất lượng của các loại túi này cũng cần được quan tâm sâu
sắc hơn…
Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon phân hủy
sinh học và đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nilon phân hủy
sinh học” nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng các sản phẩm túi
nilon thân thiện môi trường hiện nay từ đó có những giải pháp thiết thực, hiệu quả
nhằm giảm lượng túi nylon sử dụng, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
2. Tình hình nghiên cứu
Với mục đích giảm lượng túi nylon phát thải vào môi trường hiện nay trên
thị trường xuất hiện các loại túi thân thiện môi trường: túi vải, túi giấy, túi vải
không dệt, túi nylon phân hủy sinh học. Xét về tính kinh tế, phổ biến, khả năng tiện dụng túi nylon phân hủy sinh học có nhiều tiềm năng trong thay thế túi nylon truyền
thống.
Trên thị trường mặt hàng túi nylon phân hủy sinh học ngày càng được sản
xuất rộng rãi, phổ biến với nhiều thành phần và chủng loại khác nhau. Một số doanh
nghiệp sản xuất điển hình như: Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (ALTA), Công
ty Phúc Lê Gia, Công ty cổ phần bao bì Vafaco, Công ty ECOVINA, Công ty
TNHH Một Bước Tiến…
Tuy nhiên chất lượng của túi nylon phân hủy sinh học trên thị trường gây
nhiều hoang mang, e sợ cho người tiêu dùng cũng như các nhà nghiên cứu khoa
học. Chính vì vậy vào năm 2008 khi sản phẩm túi nilon phân hủy sinh học có chất
phụ gia phân hủy được đưa ra thị trường các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm
khả năng phân hủy của túi trong môi trường thí nghiệm. Viện Khoa học vật liệu
(thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành chôn thử túi nilon xuống
đất. Sau bốn tháng mẫu túi nilon không có thay đổi gì nhiều so với lúc ban đầu. Khả
năng phân hủy túi trên thị trường chưa được đảm bảo, chúng có thể phân hủy lâu
hơn thời gian nhà sản xuất đưa ra, phân hủy không đồng đều, không hoàn toàn.
Vào năm 2010 Thái Hoàng và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu sự
biến đổi hình thái cấu trúc, khả năng phân hủy của Poly(Axit lactic) và polyme
blend Poly(Axit lactic)/Copolyme Etylen - Vinyl axetat (EVA) trong môi trường đất
tự nhiên. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã khẳng định khi kết hợp giữa EVA và
PLA thì polyme blend này có khả năng phân hủy trong môi trường đất tự nhiên. Sự
phân hủy để lại các hốc “ăn mòn” trên khắp bề mặt vật liệu, tuy nhiên sự phân hủy
này là không hoàn toàn.
3. Mục đích
− Tổng quan tình hình và nhu cầu sử dụng túi nylon phân hủy sinh học trên thị
trường.
− Đánh giá chất lượng các sản phẩm túi nylon thân thiện môi trường trên thị
trường và đề xuất giải pháp, tiêu chí đánh giá chất lượng túi.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Thu thập các tài liệu về thành phần hóa học và tác hại bao nylon đối với môi
trường.
− Thống kê các giải pháp giảm thiểu tác hại túi nylon mà nước ta và một số
nước trên Thế giới đã áp dụng.
− Thu thập các tài liệu liên quan về giải pháp sử dụng vật liệu bao bì phân hủy
sinh học.
− Đánh giá hiện trạng sản xuất và nhu cầu sử dụng túi nilon phân hủy sinh học
trên điạ bàn Tp.HCM.
− Đánh giá chất lượng túi nilon phân hủy sinh học dựa trên các công trình
nghiên cứu từ đó đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nilon phân hủy
sinh học.
5. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp thu thập tài liệu :
Thu thập các tài liệu liên quan, thông tin đại chúng như báo đài, internet, sách vở
tác giả thu thập những thông tin liên quan đến bao nylon; các phương pháp sản
xuất.
− Phương pháp tổng hợp, đánh giá, thống kê:
Tổng hợp, phân tích, đánh giá và thống kê các tài liệu liên quan đến nghiên cứu, sản
xuất, sử dụng túi nylon phân hủy sinh học.
6. Phạm vi nghiên cứu
− Bao bì có nguồn gốc plastic.
− Bao bì phân hủy sinh học.
− Bao bì thân thiện môi trường.
7. Ý nghĩa đề tài
− Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng túi nylon tự
hủy trên thị trường, đề xuất các giải pháp, tiêu chí đánh giá chất lượng túi nylon
phân hủy sinh học.
− Ý nghĩa kinh tế: Từ kết quả đánh giá chất lượng túi tự hủy hiện nay đưa ra
các đề xuất, giải pháp hữu hiệu hơn để sản xuất túi nylon tự hủy đảm bảo về chất
lượng kỹ thuật mà giá thành hợp lý nhằm giảm bớt ghánh nặng trong quản lý chất
thải rắn cũng như cải thiện môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh.
− Ý nghĩa xã hội: Đánh giá hiệu quả của việc thay túi tự hủy cho túi nylon
trong thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày.
8. Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG 1: Khái quát chung về túi nylon có nguồn gốc Plastic
CHƯƠNG 2: Các giải pháp giảm thiểu tác hại từ túi nylon
CHƯƠNG 3: Tổng quan về nhựa phân hủy sinh học
CHƯƠNG 4: Hiện trạng sử dụng túi nylon phân hủy sinh học trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh.
CHƯƠNG 5: Đánh giá chất lượng túi nylon phân hủy sinh học và đề xuất các tiêu
chí để đánh giá chất lượng của túi nylon phân hủy sinh học.
CHƯƠNG 6: Kết luận – Kiến nghị


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status