Vấn đề xây dựng đao đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay ( qua thực tế ở Hà Nội) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức thương trường đã xuất hiện và được quan tâm nghiên cứu, xây
dựng từ khi xuất hiện mầm mống thị trường trong xã hội loài người. Aristole -
triết gia Hi Lạp thời cổ đại đã đưa ra một số điều có thể coi là cơ sở của đạo đức
kinh doanh thời hiện đại. Ông đã nêu ra ý tưởng rằng, nhiệm vụ chính của người
thủ lĩnh không phải là gia tăng quyền lực của mình mà là tạo ra những điều kiện
để tất cả mọi người dưới quyền mình có thể phát huy được năng lực ở mức độ
cao nhất.
Ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng đang được các học giả, những
nhà kinh doanh, nhà quản lý, người tiêu dùng và toàn xã hội quan tâm. Người
Mỹ đã sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức đối với công
việc kinh doanh. Họ đã bỏ ra khá nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu vấn
đề này. Chỉ tính riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hoá kinh
doanh có đạo đức, đã có tới 52 công trình nghiên cứu được xuất bản tại Mỹ viết
về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty.
Trong đó, đa số các công trình nghiên cứu (33 công trình) cho rằng, công ty có
đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn.
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối
với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các
vấn đề như: đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn
hoá công ty… mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, những vấn đề này ít được nhắc tới.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều phạm trù mới được xuất
hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, thị trường chứng khoán, thị
trường thương mại… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến
hơn trong xã hội.

Hiện nay, nền kinh tế đang chuyển sang vận hành theo thể chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường kinh
doanh trở nên đa dạng và sôi động hơn. Hoạt động kinh doanh là những hành vi,
những quyết định, cách ứng xử, nguyên tắc hoạt động của doanh nhân trên
thương trường. Do vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định
hướng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nhân nhằm đảm bảo lợi ích của cá
nhân cũng như lợi ích của toàn xã hội, góp phần tạo ra một môi trường kinh
doanh lành mạnh và ổn định.
Tuy nhiên, trong xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề đạo đức, cả trong lĩnh
vực kinh doanh. Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh đang xuất hiện
nhiều hiện tượng lừa đảo, kinh doanh bất chấp pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế,
làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, lừa dối
người tiêu dùng… Vì vậy, xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề ngày càng
nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các
doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhiều tổ chức kinh tế xã hội ở các cấp các ngành,
các lĩnh vực và của toàn xã hội.
Từ mối quan tâm đó chúng tui đã chọn đề tài “Vấn đề xây dựng đạo đức
kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được giới nghiên
cứu, những người làm công tác lý luận, các nhà khoa học, nhà kinh doanh, người
tiêu dùng, những người làm công tác quản lý nhà nước, hoạt động xã hội… quan
tâm nhiều.
Theo hướng nghiên cứu cơ bản một số tác giả đã tập trung làm rõ các khái
niệm đạo đức, đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, cuốn “Môi trường kinh doanh và
đạo đức kinh doanh”. Do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên). Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 1997. Tác giả đã làm rõ những vấn đề rất cơ bản trong kinh doanh
là môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác giả làm rõ sự cần
thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh và yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến kinh doanh như thế nào, trách
nhiệm xã hội trong kinh doanh là cần thiết đối với các doanh nghiệp… Ngoài ra,
các tác giả còn tập trung làm rõ những khái niệm có liên quan như: đạo đức, đạo
đức kinh doanh… trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm đánh giá, phán xét đạo đức
kinh doanh; hay cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty”,
Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội,
2007. Tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh
doanh, văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn
đề đạo đức trong kinh doanh. Đặc biệt, tác giả đã giới thiệu cách tiếp cận với quá
trình ra quyết định về hành vi đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức
trong kinh doanh. Mục đích là nhằm cung cấp phương pháp và công cụ phân tích
hành vi đạo đức trong kinh doanh, trên cơ sở phương pháp và công cụ đã phân
tích trên, tác giả giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình thông
qua các tình huống cụ thể về những vấn đề thực tiễn.
Vẫn theo hướng nghiên cứu trên, các khái niệm này còn được trình bày
trong một số công trình nghiên cứu khác. Tiêu biểu như: “Đạo đức kinh doanh
và văn hoá công ty: phương pháp môn học và phân tích tình huống” của Nguyễn
Mạnh Quân. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007; Bùi Xuân
Phong trong cuốn “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”. Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, xuất bản năm 2009.
Theo hướng nghiên cứu ứng dụng các tác giả tập trung nghiên cứu những
vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến:
- Cuốn “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ở Việt Nam” của
Hà Huy Thành (chủ biên). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm
2000. Tập thể tác giả đã phân tích sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối
với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Kinh tế, sự phân tầng xã hội,

Fpj7kc37E9yyyGI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status